Thông liên nhĩ

Thông liên nhĩ

Người trưởng thành mắc bệnh thông liên nhĩ trong nhiều năm nếu không được phát hiện có thể bị rút ngắn tuổi thọ vì thông liên nhĩ có thể gây ra bệnh suy tim, tăng huyết áp, tăng phổi.

1. Bệnh thông liên nhĩ là gì

2. Triệu chứng của bệnh thông liên nhĩ

3. Nguyên nhân gây ra bệnh thông liên nhĩ

4. Biến chứng của bệnh thông liên nhĩ

5. Điều trị bệnh thông liên nhĩ

6. Phòng chống bệnh thông liên nhĩ

7. Bác sĩ điều trị

1. Bệnh thông liên nhĩ là gì?

Khiếm khuyết vách liên nhĩ, hay còn gọi là thông liên nhĩ (tên tiếng Anh là atrial Septal Defect) là một dị tật tim bẩm sinh có lỗ thông giữa hai buồng tâm nhĩ. Các lỗ thông nhỏ có thể tự nó đóng lại trong thời kì sơ sinh hay trẻ nhỏ.

Lỗ thông lớn và lâu dài có thể làm tổn thương tim và phổi. Các dị tật nhỏ có thể không gây biến chứng và có thể tình cờ được tìm thấy. Có thể cần phải phẫu thuật để sửa chữa thông liên nhĩ hay ngăn ngừa biến chứng.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh thông liên nhĩ

Nhiều trẻ sinh ra mắc bệnh thông liên nhĩ mà không có dấu hiệu hay triệu chứng nào đi kèm. Ở người lớn, các biểu hiện thường bắt đầu ở tuổi 30, nhưng một số trường hợp khác thì các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến nhiều năm về sau.

Các biểu hiện có thể có của bệnh thông liên nhĩ là:

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Liên lạc với bác sĩ nếu bạn hay con bạn có bất kì dấu hiệu nào sau đây:

  • Khó thở
  • Dễ mệt, đặc biệt sau hoạt động
  • Phù chân, bàn chân hay chướng bụng
  • Đánh trống ngực hay nhịp tim nhanh

Đây có thể là dấu hiệu của bệnh suy tim hay biến chứng của bệnh tim bẩm sinh khác.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh thông liên nhĩ

Dị tật tim đã được biết là xảy ra trong quá trình phát triển của tim nhưng vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân rõ ràng nào. Các yếu tố di truyền và môi trường có thể đóng một vai trò nào đó trong quá trình này.

Thông liên nhĩ cho phép máu giàu oxy đi từ buồng tim ở trên bên trái (tâm nhĩ trái) qua buồng tim ở trên bên phải (tâm nhĩ phải). Tại đây, nó sẽ trộn lẫn với máu đã hết oxy và bơm lên phổi.

Nếu lỗ thông liên nhĩ lớn, lượng máu bơm thêm lên phổi này sẽ làm quá tải phổi và quá tải tim. Nếu không điều trị, tim phải sẽ bị dãn ra và yếu đi. Nếu quá trình này tiếp tục, áp lực máu trong phổi sẽ tăng theo, dẫn tới tăng áp phổi.

Có nhiều loại thông liên nhĩ bao gồm:

  • Thông liên nhĩ thứ phát: Loại này thường gặp nhất, và xảy ra ở giữa vách liên nhĩ.
  • Thông liên nhĩ tiên phát: Dị tật xảy ra ở phần thấp vách liên nhĩ, và có thể đi kèm dị tật bẩm sinh khác.
  • Thông liên nhĩ thể xoang tĩnh mạch: Dị tật hiếm gặp này xảy ra ở phần trên vách liên nhĩ.
  • Thông liên nhĩ vùng xoang mạch vành: Ở dị tật hiếm gặp này, một phần thành xoang mạch vành và nhĩ trái biến mất.

Hình ảnh tim bị thông liên nhĩ

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh thông liên nhĩ

Nguyên nhân gây ra dị tật tim vẫn chưa được rõ, nhưng bệnh tim bẩm sinh xảy ra trong gia đình và đôi khi đi kèm các bệnh di truyền khác, như hội chứng Down được cho là có gây ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh thông liên nhĩ. Nếu bạn hay con bạn có dị tật tim, một nhà tư vấn di truyền có thể giúp ước lượng được khả năng đứa trẻ tiếp theo có bị dị tật tim hay không.

Một số tình trạng xảy ra trong thời kì mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh con có dị tật tim bao gồm:

  • Nhiễm Rubella. 
  • Sử dụng rượu, ma túy, thuốc lá hay tiếp xúc với một số chất trong thời kì mang thai có thể làm hại đến sự phát triển bào thai.
  • Bệnh tiểu đường hay lupus ban đỏ
  • Béo phì.
  • Phenylketone niệu. Nếu bạn có Phenyketone niệu và không tuân thủ theo chế độ ăn của bệnh, con bạn có thể có dị tật tim.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh thông liên nhĩ

Lỗ thông liên nhĩ nhỏ có thể không gây ra vấn đề gì, và nó có thể tự đóng.

Lỗ thông lớn hơn có thể gây ra vấn đề từ nhẹ đến đe dọa tử vong:

Các biến chứng khác có thể có:

  • Tăng áp phổi. Nếu lỗ thông lớn không được điều trị làm tăng lượng máu lên phổi gây tăng áp phổi.
  • Hội chứng Eisenmenger. Vài trường hợp hiếm, tăng áp phổi có thể gây tổn thương phổi lâu dài. Biến chứng này thường tiến triển trong nhiều năm và xảy ra ở ít phần trăm số người có lỗ thông liên nhĩ lớn.

Điều trị có thể giúp ngăn ngừa hay quản lí các biến chứng này.

Thông liên nhĩ và phụ nữ mang thai

Nhiều phụ nữ có thông liên nhĩ có thể trải qua thời kì mang thai mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu lỗ thông lớn hay có nhiều biến chứng như suy tim, loạn nhịp hay tăng áp phổi có thể làm tăng nguy cơ các biến chứng trong thời kì mang thai. Bác sĩ đặc biệt khuyến cáo phụ nữ có hội chứng Eisenmenger không nên mang thai bởi vì nó gây nguy hại đến mạng sống.

Nguy cơ dị tật tim bẩm sinh ở trẻ cao hơn nếu ba mẹ chúng cũng mắc phải, dù là cha hay mẹ. Bất cứ ai có khuyết tật tim bẩm sinh,đã được sửa chữa hay chưa, đang cân nhắc có gia đình nên thảo luận cẩn thận trước với bác sĩ. Một số loại thuốc có thể cần phải ngưng hoặc điều chỉnh trước khi bạn mang thai vì chúng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho thai nhi đang phát triển.

5. Các phương pháp điều trị bệnh thông liên nhĩ

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể lần đầu phát hiện thông liên nhĩ hay dị tật tim khác trong quá trình khám định kì nếu họ nghe âm thổi ở tim. Hoặc một thông liên nhĩ có thể được phát hiện khi thực hiện siêu tim vì một lí do khác.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có dị tật tim, bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm sau đây:

Siêu âm tim: Đây là xét nghiệm phổ biến nhất dùng để chẩn đoán thông liên nhĩ. Xét nghiệm cũng giúp kiểm tra van tim, đo sức tống máu của tim và tìm các dấu hiệu khác của dị tật tim. Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm tim để đánh giá tình trạng bệnh và quyết định lên kế hoạch điều trị.

X quang ngực: Xét nghiệm giúp bác sĩ thấy được tình trạng tim và phổi, có thể phát hiện các tình trạng khác giúp giải thích được các biểu hiện bệnh.

Điện tâm đồ (ECG): Xét nghiệm ghi nhận hoạt động điện tim và phát hiện các vấn đề về nhịp tim.

Đặt ống catheter: Qua catheter, bác sĩ có thể chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh, kiểm tra tình trạng tống máu của tim như thế nào và chức năng các van tim, đồng thời đo được áp lực máu phổi.

Tuy nhiên, xét nghiệm không cần cho chẩn đoán, Bác sĩ có thể dùng kĩ thuật catheter để sửa chữa van tim.

MRI: Bác sĩ có thể đề nghị làm MRI nếu siêu âm tim không xác định chẩn đoán thông liên nhĩ.

CT scan: CT scan có thể dùng để chẩn đoán thông liên nhĩ nếu siêu âm tim không xác định chẩn đoán thông liên nhĩ.

Điều trị

Nhiều thông liên nhĩ tự nó đóng lại khi trẻ còn ở thời thơ ấu. Đối với những lỗ không đóng lại, một vài lỗ thông liên nhĩ nhỏ không gây các vấn đề gì và không cần phải điều trị. Tuy nhiên nhiều lỗ thông liên nhĩ kéo dài cần phải được phẫu thuật để điều chỉnh.

Theo dõi y tế

Nếu con bạn có thông liên nhĩ, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi cho một thời gian dài để kiểm tra nó có tự đóng hay không. Bác sĩ sẽ quyết định khi nào con bạn cần điều trị, phụ thuộc tình trạng bệnh và các dị tật tim bẩm sinh khác nếu có.

Thuốc

Thuốc không giúp sửa chữa lỗ hổng, nhưng dùng để giảm các biểu hiện bệnh, hay giảm nguy cơ biến chứng sau mổ. Thuốc có thể bao gồm thuốc ổn định nhịp tim hay giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.

Phẫu thuật

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật sửa chữa thông liên nhĩ lúc trẻ còn nhỏ để ngăn biến chứng khi lớn lên. Phẫu thuật được đề nghị nếu lỗ thông kích thước vừa đến lớn. Tuy nhiên, bác sĩ không đề nghị phẫu thuật nếu bạn có tăng áp phổi nặng.

Đối với người lớn và trẻ em, phẫu thuật bao gồm vá lại lỗ thông bất thường giữa hai tâm nhĩ. Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng và quyết định thủ thuật nào là phù hợp nhất. Hai phương pháp sau có thể được dùng:

  • Đặt ống thông catheter: Qua ống catheter, bác sĩ đặt miếng lưới vào lỗ để đóng lỗ thông. Mô cơ tim phát triển xung quanh miếng lưới, từ từ sẽ đóng lỗ lại. Loại thủ thuật này có thể sửa chữa lỗ thông liên nhĩ thứ phát. Một số thông liên nhĩ thứ phát lỗ lớn có thể không được sửa chữa qua catheter và cần phải phẫu thuật mở tim.
  • Phẫu thuật mở tim: Phương pháp này thực hiện dưới gây mê toàn thân và đòi hỏi có máy tim-phổi. Qua vết mổ ở ngực, bác sĩ sử dụng miếng vá để đóng lỗ. Thủ thuật này để điều trị cho thông liên nhĩ tiên phát, thể xoang tĩnh mạch và thể xoang mạch vành.

Thay đổi lối sống và biện pháp tự khắc phục

Nếu bạn có dị tật tim bẩm sinh, hay bạn đã phẫu thuật sửa chữa tim bẩm sinh, bạn có thể cần biết về những hạn chế hoạt động và các vấn đề khác.

  • Tập thể dục: Lỗ thông liên nhĩ thường không làm giới hạn hoạt động của bạn. Nếu bạn có biến chứng, như loạn nhịp, suy tim hay tăng áp phổi, bạn có thể không thể thực hiện một số hoạt động.
  • Chế độ ăn: Chế độ ăn khỏe mạnh dựa trên trái cây, rau quả và các loại đậu, ít mỡ bão hào, cholesterol và muối. Ăn một hay hai phần cá mỗi tuần là điều có lợi.
  • Ngừa nhiễm trùng: Thông liên nhĩ thường không liên quan với viêm nội tâm mạc. Nhưng nếu bạn có dị tật tim khác, hay nếu bạn đã thực hiện sửa lỗ thông liên nhĩ trong sáu tháng vừa qua, bạn có thể cần uống kháng sinh trước khi thực hiện phẫu thuật hay thủ thuật nha khoa.

7. Phòng chống bệnh thông liên nhĩ

Ở một số trường hợp, thông liên nhĩ không thể phòng ngừa. Nếu bạn đang lên kế hoạch sinh con, hãy lên lịch thăm khám, bao gồm:

  • Xét nghiệm miễn dịch với Rubella: Nếu bạn không có miễn dịch, hãy hỏi bác sĩ của bạn về tiêm phòng.
  • Kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại và các thuốc đang uống: Bạn sẽ cần theo dõi cẩn thận những vấn đề sức khoẻ trong thời kỳ mang thai. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn điều chỉnh hoặc ngưng dùng thuốc trước khi mang thai.
  • Xem xét tiền căn bệnh lí gia đình: Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc các chứng rối loạn di truyền khác, hãy cân nhắc việc nói chuyện với nhà tư vấn di truyền để xác định nguy cơ có thể là gì trước khi mang thai.

Bệnh thông liên nhĩ nên được điều trị sớm để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra. Nếu bạn hay người thân của bạn đang mắc bệnh thông liên nhĩ, có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ của chúng tôi rất sẵn lòng được giúp đỡ cho bạn. 

Bác sĩ khám, điều trị

Phan Thị Kim Ngân

Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân

Khoa: Tim mạch

Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn Hoàng Linh

    Các bạn hãy đi khám ngay nếu phát hiện triệu chứng bệnh nhé. Bởi căn bệnh này có rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

    05/10/2017
  • Vũ Linh

    Bệnh thông liên nhĩ nếu được điều trị sớm thì sẽ không quá nguy hiểm. Gia đình tôi có người mắc bệnh, sau khi điều trị đã trở lại bình thường.

    28/09/2017
TRẦN THỊ THỦY (04/11/2019)
Dạ thưa bác sĩ, cho em hỏi có trường hợp nào bị thông liên nhĩ mà không phải do bẩm sinh không ạ?
Em có người quen năm nay 40 tuổi bị bệnh thông liên nhĩ. Bác sĩ bảo phải phẩu thuật sửa chữa toàn bộ thông sàn nhĩ thất bán phần.
hiếu(05/10/2019)
e hỏi ah e có người em mổ thông liên nhĩ cách đây 10 năm luc đó e đó 19 tuổi chưa có hiện tượng tăng áp động mạnh phổi chưa suy tim chỉ có lao động học tập mệt mỏi. làm vất đau nhói ngực bên trái và phẫu thuật.
bây giờ sức khỏe tốt nhưng trở trời là người buồn bức.
đi khám bs bảo ok
e em thích chơi thể thao thỉnh thoảng đá bóng bóng chuyền vận động nặng thế ảnh hưởng súc khỏe không bs có nên kiêng vận động mạnh khỏi anh hưởng vết mổ không bs.
Thân Thanh Thảo (15/06/2018)
Chào bác sĩ. E năm nay 23 tuổi. Em bị tim bẩm sinh thông liên nhĩ năm 10 tuổi, lồng ngực hơi gồ, đã phẫu thuật pít ô dù. Gần đây e có đi khám lại vẫn bị hở, chụp xquang rốn phổi đậm, nhịp tim hơi nhanh liệu e có phải phẫu thuật lại không. Nếu phẫu thuật thì có ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản sau này không vì hiện tại e chưa có gia đình nên rất hoang mang. Em xem thông tin trên mạng thấy thuốc ích tâm khang rất tốt cho tim mạch, bệnh của em có dùng được không? Hiện tại thì sức khoẻ em rất tốt, vẫn làm việc bình thường không có dấu hiệu mệt mỏi. Mong bác sĩ tư vấn giúp em, em cảm ơn ạ!

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...