U máu

U máu

Bệnh u máu là tình trạng phát sinh một khối dạng u do sự tăng sinh quá mức của mạch máu gây nên. U máu thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Chúng thường phát triển trong một khoảng thời gian và sau đó giảm dần mà có thể không cần điều trị.

  1. U máu là gì?
  2. Vị trí xuất hiện u máu
  3. Triệu chứng của u máu
  4. Nguyên nhân bị u máu
  5. Điều trị u máu

1. Bệnh u máu là gì?

Bản chất của khối u là sự tăng sinh của mạch máu, chính xác là sự tăng sinh của các tế bào nội môi gây nên. Vì là khối u máu nên nếu như khối u máu vỡ đương nhiên mạch máu sẽ bị tổn thương và máu chảy ra.

Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của chúng, u máu có thể bị biến dạng. Ngoài ra, u máu có thể gây ra hậu quả bất thường khác khi vị trí ở hệ thống thần kinh trung ương hoặc cột sống.

U máu xuất hiện khoảng 59% khi mới sinh, 40% trong tháng đầu, 30% ở trẻ đẻ non.

Bệnh thường phát sinh sau khi sinh và phát triển qua ba giai đoạn đặc trưng: giai đoạn tiến triển từ khi sinh đến 8-12 tháng, giai đoạn ổn định trong 1-1,5 năm, giai đoạn thoái triển đến khi đứa trẻ 8-10 tuổi.

2. Vị trí xuất hiện u máu

U máu có ba dạng cơ bản là u mao mạch, u dạng hang và u hỗn hợp. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trong cơ thể miễn là tại vị trí đó có nhiều mạch máu. Nhưng thường thì u máu xuất hiện ở da là chủ yếu. Chỉ một phần nhỏ xuất hiện trong nội tạng.

Trên da

U mạch máu của da có thể hình thành trên lớp trên cùng hoặc lớp dưới da. Lúc đầu, u máu có thể chỉ là một vết bớt màu đỏ sau đó bắt đầu từ từ nhô ra.

Chúng thường phát triển trên mặt và cổ, có thể thay đổi nhiều về màu sắc, hình dáng và kích thước.

Hầu hết các u mạch máu ở trẻ sơ sinh là u mạch máu mao mạch, mặc dù các dạng hang và hỗn hợp có thể gặp. Con gái bị ảnh hưởng nhiều hơn so với con trai.

Hầu hết các u mạch máu này sẽ tự thu nhỏ hoàn toàn và không cần điều trị. Tuy nhiên, một số bệnh u mạch máu trên mặt và cổ có thể gây ra vấn đề về hình thức, vì vậy bố mẹ trẻ cần cân nhắc điều trị.

U máu thường xuất hiện trên da

U máu thường xuất hiện trên da

U mạch máu ở cơ, xương và cơ quan nội tạng

U máu vị trí ở cơ, xương và nội tạng không phổ biến như u máu trên da.

U mạch máu ở mô cơ có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xảy ra nhất ở người trẻ. U mao mạch thường gặp hơn ở cơ hơn là các dạng phức và hang. Bởi vì chúng nằm trong cơ, các u mạch máu này thường không có dấu hiệu rõ ràng, mặc dù một số có thể gây sưng khi hoạt động. Những khối u này thường gây đau và cần được điều trị.

U mạch máu xuất hiện ở xương thường xuất hiện ở sọ hoặc cột sống và phổ biến nhất ở những người từ 50 đến 70 tuổi. Các loại mao mạch và hang là những u mạch máu phổ biến nhất được tìm thấy trong xương. Những khối u này thường được tìm thấy một cách tình cờ khi chụp ảnh X-quang cho các mục đích khác.

U máu ở nội tạng, chủ yếu là gan và ruột. Giống như u mạch máu được tìm thấy trong xương, u mạch máu trong cơ quan nội tạng thường được tìm thấy một cách tình cờ trong các xét nghiệm cho các mục đích khác.

3. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh u máu

Với những u máu ở ngoài da, không khó để phát hiện ra bệnh. Mặc dù thỉnh thoảng cũng hay bị chẩn đoán nhầm với những vết xước ngoài da hay những chấn thương phần mềm. Nhưng với u máu trong sâu nội tạng thì cần phải có những xét nghiệm chuyên biệt. Ba xét nghiệm hay được phối hợp thêm để chẩn đoán là siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp công hưởng từ (MRI).

Biến chứng có thể gặp của u máu:

  • Loét, nhiễm trùng, hoại tử u.
  • Chảy máu.
  • Chèn ép gây tắc nghẽn đường thở, tắc nghẽn đường mật.
  • Nguy hiểm khi xuất hiện ở tim gây suy tim.
  • Đặc biệt các u nằm ở một số vùng như mi mắt, mũi, tai, miệng, hậu môn… có thể gây ra những rối loạn nặng nề về chức năng cho trẻ.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

4. Nguyên nhân gây ra tình trạng u máu

Các loại u máu khác nhau có liên quan đến các nguyên nhân khác nhau, mặc dù chính xác vì sao u máu xuất hiện chưa được hiểu rõ. Ví dụ: u máu ở trẻ sơ dinh do sự bất thường trong quá trình phát triển mạch máu trong thời kỳ thai nhi.

Một số bệnh u mạch máu có thể xuất hiện sau chấn thương.

Một số khác liên quan đến những bất thường về di truyền, ví dụ u mạch máu dạng hang trong bệnh Von Hippel- Lindau.

Ngoài ra chưa có nghiên cứu nào về các loại thuốc hoặc thức ăn gây ra u mạch máu trong quá trình mang thai.

5. Các phương pháp điều trị bệnh u máu

Khi phát hiện phụ huynh nên đưa trẻ đi khám và theo dõi diễn tiến của u. Nếu qua 5-6 tuổi, u không hết thì mới nên điều trị. Can thiệp phẫu thuật triệt để được chỉ định với những u ảnh hưởng tới chức năng hoặc gây biến dạng như u ở vùng niêm mạc, mắt, ống tai, đường thở hay u có nguy cơ lan tỏa xâm lấn. Tuyệt đối không nên tiêm xơ hoặc xạ trị cho trẻ. Bởi việc điều trị u máu không đúng cách có thể gây nên những biến chứng nặng nề cho trẻ như gây rối loạn sự phát triển của các vùng mô phía dưới u, gây thiểu dưỡng da và tổ chức dưới da, thiểu dưỡng xương hàm, lép nửa mặt, thoái hóa khớp gối, ngắn chi, lệch vẹo cột sống… thậm chí gây vô sinh.

Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích được cho bạn. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Hữu Kiều

    Chào bác sĩ. Tôi bị u máu trên đầu đã mấy tháng nay nhờ bác sĩ giúp đỡ nên bệnh đã tiến triển tốt. Cám ơn bác sĩ.

    18/08/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...