U nguyên bào thần kinh

U nguyên bào thần kinh

U nguyên bào thần kinh là một căn bệnh ung thư hiếm gặp phát triển từ các tế bào thần kinh chưa trưởng thành được gọi là nguyên bào thần kinh. U nguyên bào thần kinh thường phát triển ở trẻ dưới 5 tuổi và rất hiếm gặp ở trẻ lớn hơn, thanh thiếu niên và người lớn.

  1. U nguyên bào thần kinh là gì?
  2. Dấu hiệu và triệu chứng u nguyên bào thần kinh
  3. Nguyên nhân xuất hiện u nguyên bào thần kinh
  4. Các xét nghiệm kiểm tra các mô khác nhau của cơ thể và các dịch
  5. Điều trị u nguyên bào thần kinh

1. Bệnh u nguyên bào thần kinh là gì ?

U nguyên bào thần kinh là một căn bệnh ung thư hiếm gặp phát triển từ các tế bào thần kinh chưa trưởng thành được gọi là nguyên bào thần kinh. U nguyên bào thần kinh thường phát triển ở trẻ dưới 5 tuổi và rất hiếm gặp ở trẻ lớn hơn, thanh thiếu niên và người lớn.

U nguyên bào thần kinh thường bắt đầu trong mô thần kinh của tuyến thượng thận. Hai tuyến thượng thận nằm ở mỗi đỉnh của quả thận ở phía sau của vùng bụng trên. Tuyến thượng thận tạo ra các kích thích tố quan trọng giúp kiểm soát nhịp tim, huyết áp, lượng đường trong máu và cách cơ thể phản ứng với stress. U nguyên bào thần kinh cũng có thể bắt đầu tại mô thần kinh ở cổ, ngực, bụng hoặc xương chậu. 

U nguyên bào thần kinh thường bắt đầu ở giai đoạn phôi thai và có thể được chẩn đoán vào tháng đầu tiên của cuộc đời. Nó được tìm thấy khi khối u bắt đầu phát triển và gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng. Đôi khi nó hình thành trước khi sinh và được phát hiện khi siêu âm.

Vào thời điểm u nguyên bào thần kinh được chẩn đoán, ung thư thường di căn (lan rộng). U nguyên bào thần kinh thường di căn đến các hạch bạch huyết, xương, tủy xương và gan. Ở trẻ sơ sinh, nó cũng lây lan sang da.

Các giai đoạn của u nguyên bào thần kinh:

- Giai đoạn 1: khối u chỉ ở một khu vực và tất cả khối u nhìn thấy được loại bỏ hoàn toàn trong quá trình phẫu thuật.

- Giai đoạn 2: chia thành các giai đoạn 2A và 2B

  • Giai đoạn 2A: khối u chỉ ở một khu vực và tất cả khối u nhìn thấy được không thể loại bỏ hoàn toàn trong quá trình phẫu thuật.
  • Giai đoạn 2B: khối u chỉ ở một khu vực và tất cả khối u nhìn thấy có thể được loại bỏ hoàn toàn trong quá trình phẫu thuật. Các tế bào ung thư được tìm thấy trong các hạch bạch huyết gần khối u.

- Giai đoạn 3: các khối u không thể loại bỏ hoàn toàn trong quá trình phẫu thuật và đã lan rộng từ một phía của cơ thể sang phía còn lại và có thể có lan đến gần các hạch bạch huyết; hoặc là khối u chỉ ở một khu vực, ở một bên của cơ thể, nhưng đã lan đến các hạch bạch huyết ở phía bên kia của cơ thể; hoặc là khối u ở giữa cơ thể và đã lan đến các mô hoặc các hạch bạch huyết ở cả hai bên của cơ thể, và khối u không thể được loại bỏ bằng phẫu thuật.

- Giai đoạn 4: khối u đã lan đến các hạch bạch huyết ở xa hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Đặc biệt còn có thêm giai đoạn 4S khi chẩn đoán trẻ em dưới 12 tháng tuổi, ung thư đã di căn đến gan, da hoặc tủy xương và các khối u chỉ ở trong một khu vực và nhìn thấy rõ có thể loại bỏ hoàn toàn trong phẫu thuật hoặc/và các tế bào ung thư có thể được tìm thấy trong các hạch bạch huyết gần khối u.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh u nguyên bào thần kinh

Phổ biến nhất là đau xương và có khối u ở vùng bụng, cổ hoặc ngực do khối u phát triển đè lên các mô lân cận hoặc do ung thư di căn đến xương. Hãy đến bác sĩ ngay nếu con bạn có bất kỳ những điều nào sau đây:

  • Khối u ở vùng bụng, cổ hoặc ngực
  • Mắt lồi
  • Mắt có vòng thâm đen
  • Đau xương
  • Sưng bụng và khó thở (gặp ở trẻ sơ sinh)
  • Không đau nhưng có cục u xanh dưới da (ở trẻ sơ sinh)
  • Yếu hoặc tê liệt ( mất khả năng di chuyển một phần cơ thể)

Các dấu hiệu và triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm:

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

3. Nguyên nhân xuất hiện u nguyên bào thần kinh

Vẫn chưa rõ nguyên nhân gây nên u nguyên bào thần kinh. Nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự khác biệt quan trọng giữa các tế bào u nguyên bào thần kinh và các nguyên bào thần kinh (các tế bào thần kinh ban đầu) qua sự phát triển của chúng. Họ cũng tìm thấy sự khác biệt giữa các u nguyên bào thần kinh có khả năng đáp ứng điều trị và điều này có ở những người tiên lượng xấu. Những khác biệt này (được xem như dấu chỉ tiên lượng) đôi khi hữu ích trong việc chọn phương pháp điều trị tốt nhất.

Các tế bào thần kinh và các tế bào tủy của tuyến thượng thận phát triển từ các tế bào thần kinh ở thai nhi. Những nguyên bào thần kinh này thường phát triển và chuyển thành tế bào thần kinh trưởng thành. U nguyên bào thần kinh phát triển khi các nguyên bào thần kinh của thai nhi bình thường không trở thành tế bào thần kinh trưởng thành hoặc tế bào tủy thượng thận. Thay vào đó, chúng tiếp tục trưởng thành và phân chia.

Nguyên bào thần kinh có thể chưa trưởng thành hoàn toàn ở giai đoạn trẻ sơ sinh. Hầu hết các tế bào sẽ trưởng thành thành tế bào thần kinh hoặc là chết đi và không hình thành các tế bào thần kinh. Đôi khi một số nguyên bào còn lại ở trẻ nhỏ tiếp tục phát triển và hình thành các khối u. Một vài tế bào thậm chí có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Nhưng phần lớn các khối u này cuối cùng cũng sẽ trưởng thành thành mô thần kinh hoặc tự biến mất.

Tuy nhiên khi trẻ lớn lên các nguyên bào thần kinh ít có khả năng trưởng thành và nhiều khả năng chúng sẽ phát triển thành ung thư. Vào một thời điểm nhất định u nguyên bào thần kinh đủ lớn để nhận biết được hoặc gây ra các triệu chứng, khi đó sẽ phát triển theo cách riêng của chúng và lây lan trừ khi điều trị.

Việc các nguyên bào thần kinh không thể trưởng thành và phát triển là do DNA bất thường trong tế bào. DNA là chất hóa học có ở mỗi tế bào chúng ta, tạo nên gen điều khiển các chức năng của cơ thể. DNA bên trong tế bào có dạng chuỗi kết dài và được gọi là nhiễm sắc thể.

Một số gen chứa những cấu trúc điều khiển các tế bào lớn lên, phân chia thành tế bào mới và chết:

  • Các gen giúp tế bào phát triển, phân chia và sống sót gọi là gen sinh ung.
  • Các gen giúp giữ cho sự phân chia tế bào có kiểm soát hoặc khiến cho tế bào chết đúng thời điểm gọi là gen ức chế khối u.

Ung thư có thể được gây ra bởi sự thay đổi DNA làm cho gen sinh ung hoạt động hoặc làm kìm hãm gen ức chế khối u. Những gen thay đổi này có thể được thừa hưởng từ cha mẹ (hiếm khi trẻ em mắc bệnh ung thư từ lúc nhỏ), hoặc có thể xảy ra trong quãng đời mỗi người khi mà các tế bào ở cơ thể phân chia tạo nên tế bào mới.

Trong hầu hết các trường hợp u nguyên bào thần kinh, các tế bào thường có sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể (chẳng hạn dư số lượng hoặc thiếu hoặc là nhiễm sắc thể bị khiếm khuyết đi một phần) và điều này ảnh hưởng lên một số gen nhất định. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng xác định gen nào bị ảnh hưởng bởi những thay đổi nhiễm sắc thể này, cũng như thay đổi này ảnh hưởng như thế nào đến sự tăng trưởng của tế bào ung thư nguyên bào thần kinh.

Như đã đề cập ở trên, trong một số ít trường hợp u nguyên bào thần kinh xảy ra do những thay đổi gen thừa hưởng từ cha mẹ. Những thay đổi thừa kế trong một số gen nhất định chiếm hầu hết các trường hợp của u nguyên bào thần kinh di truyền:

  • Gen sinh ung ALK chiếm hầu hết trong các trường hợp u nguyên bào thần kinh di truyền.
  • Thay đổi ở gen PHOX2B – một gen giúp cho các tế bào thần kinh trưởng thành một cách bình thường chiếm một ít trong các ca u nguyên bào thần kinh di truyền.

Tuy nhiên, hầu hết các tế bào nguyên bào thần kinh không phải do những thay đổi DNA di truyền gây ra. Chúng là kết quả của những thay đổi gen xảy ra tại một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển của trẻ, đôi khi trước khi sinh. Nguyên nhân gây ra những thay đổi gen này không được biết đến. Những thay đổi này chỉ được tìm thấy trong các tế bào ung thư của trẻ, vì vậy chúng sẽ không được truyền cho con của chúng. Ví dụ, khoảng 10% đến 15% các tế bào thần kinh rời rạc (không di truyền) cũng có những thay đổi trong gen ALK. Trong nhiều u nguyên bào thần kinh, các gen chính xác bị ảnh hưởng không được biết đến.

Những thay đổi gen khác dường như ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tế bào thần kinh. Dưới đây là một số ví dụ về sự thay đổi gen trong các tế bào ung thư nguyên bào thần kinh và có ý nghĩa về u nguyên bào thần kinh của một đứa trẻ:

  • Các tế bào u nguyên bào thần kinh đôi khi có thêm các bản sao của một chất gây ung thư gọi là MYCN khuếch đại, thường là dấu hiệu cho thấy khối u sẽ phát triển nhanh và khó điều trị hơn.
  • Khi gen NTRK1 (tạo nên protein TrkA) hoạt động quá mức trong các tế bào của u nguyên bào thần kinh, nó có thể là dấu hiệu cho thấy u nguyên bào thần kinh của trẻ có thể có triển vọng tốt hơn.
  • Tế bào u nguyên bào thần kinh ở trẻ lớn có nhiều khả năng thay đổi trong gen ức chế khối u ATRX . Các khối u với sự thay đổi gen này có xu hướng phát triển chậm hơn, nhưng chúng cũng khó chữa hơn. Điều này có thể giúp giải thích tại sao trẻ nhỏ bị u nguyên bào thần kinh có chẩn đoán lâu dài tốt hơn trẻ em lớn tuổi.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số thay đổi gen có thể dẫn đến u nguyên bào thần kinh, nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra những thay đổi này. Một số thay đổi gen có thể được thừa hưởng. Một số có thể do nguyên nhân bên ngoài không rõ, nhưng một số khác có thể là những sự việc ngẫu nhiên đôi khi xảy ra bên trong một tế bào, mà không có nguyên nhân bên ngoài. Không có các nguyên nhân liên quan đến lối sống hay môi trường gây nên u nguyên bào thần kinh vào thời điểm này, vì vậy điều quan trọng cần nhớ là không có đứa trẻ nào hoặc cha mẹ chúng có thể thực hiện để ngăn ngừa những căn bệnh này.

4. Các xét nghiệm kiểm tra các mô khác nhau của cơ thể và các dịch

Như khám sức khỏe định kỳ, khám thần kinh, xét nghiệm catecholamine trong nước tiểu, xét nghiệm máu, chụp X-quang, CT scan, MRI, MIBG (tìm khối u thần kinh nội tiết), siêu âm, sinh thiết tủy xương (phân tích tế bào, hóa mô miễn dịch, nghiên cứu khuếch đại MYCN). Lưu ý là trẻ em từ 6 tháng tuổi trở xuống không cần sinh thiết hay phẫu thuật loại bỏ khối u vì khối u có thể tự biến mất mà không cần điều trị.

5. Các phương pháp điều trị u nguyên bào thần kinh

Trẻ em bị u nguyên bào thần kinh cần được điều trị bởi một nhóm các bác sĩ là chuyên gia trong điều trị ung thư trẻ em, đặc biệt là u nguyên bào thần kinh.

Bảy cách điều trị tiêu chuẩn được sử dụng:

  • Quan sát, theo đõi
  • Phẫu thuật
  • Xạ trị
  • Liệu pháp I-ốt 131 MIBG
  • Hóa trị
  • Xạ trị và xạ trị liều cao với giải phóng tế bào gốc
  • Liệu pháp nhắm mục tiêu

Các loại điều trị mới đang được thử nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng như liệu pháp miễn dịch, điều trị bằng thuốc.

Điều trị u nguyên bào thần kinh gây ra tác dụng phụ: vấn đề cử động, thay đổi cảm xúc, tâm trạng, học tập và trí nhớ, hình thành một ung thư khác.

Các tác dụng phụ có thể được điều trị và kiểm soát. Điều quan trọng là cha mẹ của trẻ được điều trị ung thư nguyên bào thần kinh trò chuyện với bác sĩ về các tác dụng phụ có thể gây ra bởi các phương pháp điều trị.    

Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích được cho bạn. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Huỳnh Nhung

    Bài viết rất hữu ích. Cám ơn bác sĩ.

    18/08/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...