Viêm khớp

Viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng mà một hay nhiều khớp bị viêm gây ra các cơn đau khớp, cứng khớp, sưng khớp.... Có nhiều dạng viêm khớp khác nhau và phương pháp điều trị cần dựa vào loại viêm khớp mà người bệnh mắc phải.

1. Bệnh viêm khớp là gì?

2. Triệu chứng của bệnh viêm khớp

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp

4. Biến chứng của bệnh viêm khớp

5. Điều trị bệnh viêm khớp

6. Phòng chống bệnh viêm khớp

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh viêm khớp là gì?

Viêm khớp là tình trạng viêm của một hay nhiều khớp xương. Triệu chứng chủ yếu của viêm khớp là đau và cứng khớp, các triệu chứng này thường trở nên tệ hơn theo tuổi. Có rất nhiều dạng viêm khớp khác nhau, trong đó hai dạng phổ biến nhất của viêm khớp là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.

Thoái hóa khớp dẫn đến sụn – phần mô cứng, trơn trượt, bao bọc các đầu xương nơi hình thành nên khớp xương – bị vỡ vụn. Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn tự miễn mà đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên là màng hoạt dịch lót bề mặt khớp. 

Tinh thể uric acid, nhiễm trùng hoặc bệnh tiềm ẩn, như bệnh vảy nến, lupus, có thể gây ra các dạng khác của viêm khớp.

Phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào loại viêm khớp. Mục tiêu chính của điều trị viêm khớp là giảm nhẹ các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm khớp

Các triệu chứng thường gặp nhất của viêm khớp thường liên quan tới khớp. Tùy vào dạng viêm khớp, triệu chứng có thể bao gồm:

Triệu chứng của bệnh viêm khớp

Triệu chứng thường gặp của viêm khớp là đau khớp và cứng khớp

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy tìm gặp bác sĩ nếu:

  • Cơn đau khớp và cứng khớp xuất hiện nhanh chóng, cho dù do chấn thương hay cả khi không có nguyên nhân được biết đến.
  • Đau khớp đi kèm với sốt.
  • Cơn đau diễn tiến nhanh chóng và đi kèm với đỏ vùng khớp và đau hơn khi ấn vào.
  • Bạn chú ý thấy những cơn đau và cứng khớp ở vị trí cánh tay, cẳng chân hoặc lưng xuất hiện sau khi ngồi chỉ một khoảng thời gian ngắn hoặc vào sáng sớm khi thức dậy.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp

Hai dạng chủ yếu của viêm khớp – thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp – phá hủy khớp xương theo các cách khác nhau.

Thoái hóa khớp

Dạng thường gặp nhất của viêm khớp, thoái hóa khớp, liên quan đến sự hư tổn tự nhiên (do sử dụng lâu dài) của lớp sụn khớp – lớp phủ ngoài cứng và trơn của các đầu xương. Hư tổn đến mức đủ nặng có thể dẫn đến nghiền ép trực tiếp xương, gây đau và giới hạn vận động. Sự xói mòn tự nhiên này diễn ra trong nhiều năm, hoặc có thể đẩy nhanh bởi chấn thương khớp hay viêm nhiễm. Thoái  hóa khớp có thể xảy ra trên nhiều vị trí của cơ thể, dạng điển hình là:

Viêm khớp dạng thấp

Trong bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lớp màng lót bề mặt bao khớp, một lớp màng cứng chắc bao quanh tất cả thành phần của khớp. Lớp màng lót này, được gọi là màng hoạt dịch, bị viêm và sưng. Diễn tiến bệnh cuối cùng có thể phá hủy cả sụn và xương trong khớp.

>>>Xem thêm thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp tại đây.

Nguyên nhân của bệnh viêm khớp

Khớp bình thường so sánh với 2 dạng viêm khớp phổ biến: thoái hóa khớp & viêm khớp dạng thấp

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm khớp

Tiền căn gia đình: Một số dạng viêm khớp hiện hành theo gia đình, vì vậy bạn có khả năng mắc bệnh viêm khớp nếu cha mẹ hay anh chị em mắc bệnh. Hệ gen của bạn có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với một số yếu tố môi trường góp phần gây khởi phát bệnh viêm khớp.

Tuổi: Nguy cơ mắc phải của nhiều dạng viêm khớp – bao gồm thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và gout.

Giới tính: Nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới, trong khi phần lớn những người mắc bệnh gout, một dạng viêm khớp khác, lại là nam. 

Tiền căn chấn thương khớp: Những người bị chấn thương khớp xương, có thể do chơi thể thao, có khả năng dẫn đến tình trạng viêm của khớp đó.

Béo phì: Chống chịu cân nặng đồ sộ gây áp lực lên các khớp xương, đặc biệt là các khớp tại gối, hông, cột sống. Người béo phì có nguy cơ cao hơn người bình thường trong việc phát triển viêm khớp. (Xem thêm thông tin về bệnh béo phì tại đây)

4. Biến chứng của bệnh viêm khớp

Tình trạng viêm khớp nặng, nhất là khi ảnh hưởng đến bàn tay hoặc cánh tay, có thể khiến bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Viêm khớp tại các khớp chịu trọng lực cơ thể gây hạn chế việc đi lại thoải mái hay ngồi thẳng người của bạn. Trong một số trường hợp, khớp có thể bị trật hay biến dạng.

5. Các phuơng pháp điều trị bệnh viêm khớp

Chuẩn bị trước khi đi khám

Trước buổi hẹn gặp bác sĩ, hãy lập ra một danh sách bao gồm

  • Mô tả chi tiết về các triệu chứng bạn có
  • Thông tin về vấn đề sức khỏe từng có trong quá khứ
  • Thông tin về vấn đề sức khỏe của gia đình (cha mẹ, anh chị em)
  • Tất cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang dùng
  • Câu hỏi bạn muốn đặt ra cho bác sĩ.

Bác sĩ của bạn có thể sẽ hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Triệu chứng xuất hiện từ khi nào?
  • Hoạt động có làm tăng hay giảm cơn đau?
  • Khớp nào bị đau?
  • Bạn có tiền căn gia đình bị đau khớp không?

Chẩn đoán

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra xem khớp xương của bạn có bị sưng, đỏ, nóng hay không. Ngoài ra, bác sĩ còn kiểm tra mức độ cử động của khớp xương có tốt không. Tùy thuộc vào dạng viêm khớp nghi ngờ, bác sĩ sẽ đề nghị những kiểm tra sau:

Xét nghiệm

Phân tích các loại dịch cơ thể khác nhau có thể giúp xác định dạng viêm khớp nào mà bạn mắc phải. Dịch được phân tích thường gặp bao gồm máu, nước tiểu, dịch khớp. Để thu được mẫu dịch khớp, bác sĩ sẽ sát trùng và gây tê tại chỗ rồi chọc kim vào khoang khớp để rút dịch ra (chọc dò dịch khớp).

Hình ảnh học

Những loại kiểm tra này có thể phát hiện vấn đề trong khớp gây ra các triệu chứng. Một số đại diện:

  • X quang: Sử dụng tia xạ mức độ thấp để tái dựng hình ảnh xương, X quang có thể cho thấy sự thoái hóa sụn, tổn thương xương và gai xương. X quang có thể không thể hiện tổn thương viêm khớp giai đoạn sớm, nhưng thường được dùng để theo dõi diễn tiến của bệnh.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Máy quét CT chiếu tia X từ nhiều góc độ và kết hợp thông tin lại để tạo ra hình ảnh cắt lớp của các cấu trúc bên trong. CT giúp nhìn thấy cả xương lẫn mô mềm xung quanh.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kết hợp sóng vô tuyến với từ trường mạnh, MRI có thể cung cấp những hình ảnh cắt lớp chi tiết hơn về mô mềm như sụn, dây chằng và gân.
  • Siêu âm: Kỹ thuật này sử dụng sóng âm cao tần để dựng hình ảnh mô mềm, sụn và các cấu trúc chứa dịch như túi hoạt dịch. Siêu âm còn được dùng để hướng dẫn vị trí đặt kim chọc dò dịch khớp hay tiêm thuốc.

Điều trị

Điều trị viêm khớp tập trung vào việc giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chức năng khớp xương. Bạn có thể cần thử nhiều phương pháp điều trị, hoặc kết hợp các phương pháp, trước khi quyết định cái nào tác dụng tốt nhất cho bạn.

Dùng thuốc

Thuốc điều trị viêm khớp

Lưu ý: Những loại thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn muốn sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Liệu pháp vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể giúp ích cho một số dạng viêm khớp. Tập thể dục có thể giúp cải thiện tầm vận động và tăng cường lực cho cơ bắp xung quanh khớp. Một số trường hợp, nẹp hoặc khung cố định có thể được dùng.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp

Chọc dò dịch khớp gối

Phẫu thuật

Nếu các phương pháp truyền thống không giúp ích, bác sĩ có thể sẽ gợi ý về phẫu thuật, chẳng hạn:

Phẫu thuật chỉnh sửa khớp: Trong một số trường hợp, bề mặt khớp có thể được mài nhẵn hoặc sắp xếp vị trí lại để giảm bớt đau và cải thiện chức năng. Những loại thủ thuật này có thể được thực hiện bằng nội soi khớp – qua một lỗ nhỏ trên khớp.

Thay khớp: Thủ thuật này lấy bỏ khớp bị hủy hoại của bạn và thay bằng khớp nhân tạo. Khớp thường được thay là khớp hông và khớp gối.

Hợp nhất khớp: Thủ thuật này được dùng nhiều hơn cho các khớp nhỏ, chẳng hạn khớp cổ tay, mắt cá và ngón tay. Thủ thuật loại bỏ hai đầu xương trong khớp và cố định hai đầu đó vào nhau cho đến khi chúng lành lại thành một thành phần cứng chắc. 

Biện pháp khắc phục và chăm sóc tại nhà

Trong nhiều trường hợp, triệu chứng viêm khớp có thể thuyên giảm nhờ vào các phương pháp sau:

Giảm cân: Nếu bạn đang thừa cân, việc giảm cân sẽ giảm bớt gánh nặng cho các khớp chịu trọng lực. Điều này có thể giúp cải thiện khả năng vận động và giới hạn tổn thương khớp trong tương lai.

Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn có thể giúp khớp xương bạn linh động. Bơi lội hoặc tập thể dục dưới nước sẽ là lựa chọn tốt vì sức nổi của nước làm giảm áp lực cho các khớp chịu trọng lực.

Làm ấm hoặc làm lạnh: Túi nước ấm hoặc túi chườm đá có thể giúp làm dịu cơn đau do viêm khớp.

Các dụng cụ hỗ trợ: Sử dụng gậy, khung tập đi, bồn toilet được nâng cao chỗ ngồi cũng như các dụng cụ hỗ trợ khác giúp bảo vệ khớp xương của bạn và cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày. 

6. Phòng chống bệnh viêm khớp

Trong thực tế, không có phương pháp nào thực sự chắc chắn giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp. Nhưng bạn có thể phòng chống bằng cách làm giảm đi những yếu tố nguy cơ của một số loại viêm khớp. Nếu bạn đang có một hệ xương khớp khỏe mạnh, thì hãy cố gắng để duy trì chức năng và tính di động của nó, phòng tránh sự đau đớn, khuyết tật liên quan đến viêm khớp. 

Hiện nay, có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau, và tất cả đều có yếu tố nguy cơ, đặc trưng riêng, hành vi và hoàn cảnh liên quan đến căn bệnh này.

Một số yếu tố nguy cơ không thể điều chỉnh được. Chẳng hạn, việc bạn là nữ hoặc bạn có tiền căn gia đình từng có người bị viêm khớp (yếu tố liên quan đến di truyền) là những ví dụ về yếu tố nguy cơ – nhưng không chắc chắn - mắc một số loại viêm khớp.

Ngược lại, một số yếu tố nguy cơ lại có thể điều chỉnh được. Đó là những hành vi, hoàn cảnh có thể thay đổi để giảm nguy cơ, khởi phát chậm hay ngăn chặn hoàn toàn chứng viêm khớp. Sau đây là một số ví dụ về viêm khớp và các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được:

  • Thoái hóa khớp – Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Viêm khớp dạng thấp – Không hút thuốc lá 
  • Gout – Có chế độ ăn lành mạnh, ít thành phần đường, cồn và purine.

Trong một số trường hợp, ngăn ngừa một sự cố trước đó có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bị viêm khớp. Tránh chấn thương thể thao bằng trang thiết bị thích hợp, rèn luyện đầy đủ, chơi an toàn có thể giúp phòng ngừa rách dây chằng chéo trước, điều có thể dẫn đến thoái hóa khớp trong vài năm hay vài chục năm sau đó.

Hãy liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 ngay khi thấy có các dấu hiệu của bệnh viêm khớp. Các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp bạn điều trị khỏi bệnh và có những tư vấn tốt nhất.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung

    Đọc thêm

    Bài viết đang được cập nhật...