Co giật mí mắt là triệu chứng của bệnh gì?

Co giật mí mắt là triệu chứng của bệnh gì?

Cháu chào bác sĩ, cháu là Nhung (18 tuổi), dạo gần đây mắt cháu hay bị giật liên tục, lặp lại nhiều lần. Cháu có nhỏ thuốc mắt nhưng vẫn không thể hết hẳn, như vậy là cháu đã bị bệnh gì về mắt vậy ạ? Mong bác sĩ tư vấn cho cháu về nguyên nhân gây ra co giật mí mắt và cách điều trị. Cháu xin cảm ơn ạ!

Trả lời:

Xin chào Nhung, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi và tin tưởng tìm sự tư vấn ở chúng tôi. Hiện tượng co giật mí mắt mà dân gian người ta thường nói là “có điềm gì đó”  là một bệnh lý về mắt mà chúng ta không hay để ý đến nhưng cũng gây tác động không tốt đến mắt. Sau đây là một số đặc điểm của triệu chứng này và cách điều trị:

1. Co giật mí mắt là gì

2. Biểu hiện của co giật mí mắt

3. Nguyên nhân gây ra co giật mí mắt

4. Điều trị co giật mí mắt

5. Khi nào cần đi khám bác sĩ

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Co giật mí mắt là bệnh gì?

Co giật mí mắt là hiện tượng các cơ mí mắt lặp đi lặp lại, co thắt không kiểm soát được. Tình trạng này thường xảy ra ở mí mắt trên, nhưng cũng có thể xảy ra ở cả mí trên và dưới. Đối với hầu hết mọi người, những cơn co giật này thường rất nhẹ, cảm giác như có một lực kéo lên mí mắt. Một số khác lại có cơn co giật nặng hơn và khiến họ phải nhắm mắt. Tuy nhiên, có những người không bao giờ xuất hiện dấu hiệu đặc biệt nào.

2. Những biểu hiện của tình trạng co giật mí mắt là gì?

Co giật mí mắt thường xảy ra trong một vài giây, trong một đến hai phút. Các đợt co giật mí mắt thường sẽ không dự đoán trước được. Sự co giật có thể biến mất và sau đó lại xuất hiện trong vòng nhiều ngày. Sau đó, có thể bạn sẽ không nhận thấy bất cứ sự co giật nào nữa trong vòng vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Co giật mí mắt thường không gây đau đớn và không gây hại, nhưng có thể gây phiền nhiễu tới bạn. Đa số các cơn co giật thường sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị. Trong những trường hợp hiếm gặp, co giật mí mắt có thể là một dấu hiệu sớm của một số bệnh như viêm mí mắt, chợt giác mạc, khô mắt, quặm mi, bệnh Galucoma,…hoặc rối loạn vận động mãn tính, đặc biệt là nếu co giật đi kèm với việc co giật các phần khác của mặt (liệt dây thần kinh mặt, loạn trương lực ở cổ, loạn trương lực cơ hàm-miệng,..) hoặc các chuyển động không kiểm soát được.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Nguyên nhân gây ta triệu chứng co giật mí mắt

Co giật mí mắt có thể xảy ra mà không có bất cứ nguyên nhân gì, và bởi các trường hợp co giật mí mắt là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng rất hiếm gặp, nên nguyên nhân của nó ít khi được tìm hiểu. Tuy vậy, co giật mí mắt có thể dẫn đến hoặc diễn biến tệ hơn nếu:

  • Chóng mặt
  • Mắt bị kích thích
  • Căng mí mắt
  • Mệt mỏi
  • Thiếu ngủ
  • Luyện tập thể thao quá nhiều
  • Phản ứng phụ của thuốc
  • Căng thẳng
  • Uống rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng caffein

Trong một số trường hợp, co giật mí mắt có thể là triệu chứng rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, tê liệt thần kinh mặt, co giật nửa mặt...

Co giật mí mắt lành tính thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, tình trạng này thường sẽ diễn biến nặng hơn theo thời gian và thậm chí có thể gây nhìn mờ, tăng nhạy cảm với ánh sáng và co giật cơ mặt.

Đa số các tình trạng co giật mí mắt sẽ biến mất mà không cần điều trị. Nếu tình trạng này không tự biến mất, bạn có thể cố gắng loại trừ hoặc làm giảm các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Nguyên nhân phổ biến nhất của co giật mí mắt là do căng thẳng, mệt mỏi và sử dụng caffein. Để làm giảm co giật mí mắt, bạn có thể thử những cách sau:

  • Uống ít các thức uống có chứa caffein hơn
  • Ngủ đủ giấc
  • Giữ bề mặt và niêm mạc mắt luôn ẩm bằng các loại nước mắt nhân tạo không cần kê đơn hoặc thuốc nhỏ mắt
  • Chườm ấm lên mắt khi bị co giật mí mắt

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Rất hiếm khi tình trạng co giật mí mắt nghiêm trọng đến nỗi cần phải được cấp cứu y tế. Tuy nhiên, co giật mí mắt mãn tính có thể là triệu chứng của những rối loạn não hoặc hệ thần kinh. Nếu bạn bị co giật mí mắt mãn tính, hãy đến khám bác sỹ. Bạn cũng nên đến khám bác sỹ nếu tình trạng co giật mí mắt mãn tính đi kèm với bất cứ triệu chứng nào dưới đây:

  • Mắt bạn bị đỏ, sưng hoặc chảy dịch
  • Mí mắt trên của bạn bị rũ xuống
  • Mí mắt bị sụp xuống hoàn toàn mỗi lần bạn bị co giật mí mắt
  • Tình trạng co giật kéo dài trong nhiều tuần
  • Tình trạng co giật ảnh hưởng đến các phần khác của mặt.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất. Bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Đau dây thần kinh số 3

Bệnh đau dây thần kinh số 3 có chữa khỏi được không?
Đau dây thần kinh số 3 nói riêng và các dây thần kinh nói chung là một trong những triệu chứng thường gặp khi dây thần kinh bị...
Chăm sóc bệnh nhân đau dây thần kinh số 3 như thế nào cho tốt?
Thưa bác sĩ, mẹ cháu năm nay đã 60 tuổi. Cách đây 1 năm mẹ cháu bị đau dây thần kinh số 3, sau khi tự điều trị ở nhà 1 tháng...
Hỏi đáp: Bệnh đau dây thần kinh số 3 có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ. Tôi là Ngà, 62 tuổi đến từ Hà Nội. Tôi bị tiểu đường 9 năm nay, tôi vẫn dùng thuốc đều đặn thường xuyên. Cách...
Nguyên nhân gây ra hiện tượng sụp mí mắt, cách chữa trị
Chào bác sĩ, tôi tên là Oanh. Em gái tôi có hiện tượng bị sụp mí mắt mà không hiểu nguyên nhân vì sao....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Quốc Trọng

    Tôi đã gửi câu hỏi và mong sớm nhận được câu trả lời của bác sĩ

    16/10/2017
  • Nguyễn Thị Hà

    Nếu bị co giật mí mắt nhưng không thường xuyên thì bạn cần phải theo dõi. Nếu tình trạng co giật mí mắt này có chu kì thì tốt nhất là đi khám bác sĩ.

    06/10/2017
  • Nguyễn Hồng Vân

    Mấy bữa nay mắt tôi cứ co giật liên hồi, chắc là có vấn đề rồi. Tôi sẽ thử một số phương pháp chăm sóc mà bác sĩ đưa ra.

    29/09/2017
  • Lê Dương

    Thời gian gần đây tôi cũng thấy một bên mắt bị yếu, co giật liên tục. Tôi đang rất lo lắng, may mà đọc được chia sẻ của bác sĩ.

    22/09/2017
  • Vũ Trần Anh

    Tôi cũng thường xuyên bị co giật mí mắt. Sau khi tìm hiểu thông tin trên mạng thì tôi đọc được chia sẻ này của bác sĩ. Tôi sẽ thử làm theo lời khuyên của bác sĩ.

    06/09/2017
Xem thêm đánh giá

Phạm be nam (19/01/2020)
Toi bị giật mí mắt dưới liên tục. Điều trị ko hết cho toi hoi co bệnh nang ko
Trúc (20/01/2020)
Bạn điều trị ở đâu mà ko hết. Thử đến HelloDoctors khám xem sao...

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung