Đau dây thần kinh số 3

Đau dây thần kinh số 3

Bệnh đau dây thần kinh số 3, hay còn gọi bằng các tên như rối loạn dây thần kinh số 3, viêm dây thần kinh số 3, hội chứng chèn ép dây thần kinh số 3… Sở dĩ có nhiều tên như vậy là do có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới việc dây thần kinh số 3 bị chèn ép hay gián đoạn hoạt động. Và một trong những triệu chứng khi dây thần kinh bị tổn thương chính là cảm giác đau.

Những thông tin bạn có thể tham khảo trong bài viết:

  1. Chức năng của dây thần kinh số 3 là gì
  2. Dấu hiệu nhận biết của bệnh đau dây thần kinh số 3
  3. Nguyên nhân nào gây ra bệnh đau dây thần kinh số 3
  4. Điều trị bênh đau dây thần kinh số 3 ra sao?
  5. Phòng chống bệnh đau dây thần kinh số 3

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Chức năng của dây thần kinh số 3 là gì?

Dây thần kinh số 3, còn gọi là dây thần kinh vận nhãn, là một trong 12 dây thần kinh sọ của cơ thể chúng ta. Đây là một dây thần kinh với chức năng vận động là chủ yếu, đối với dây 3 chính là hoạt động vận nhãn, hay còn gọi là điều khiển các hoạt động của các cơ ở nhãn cầu, giúp cho mắt ta có thể nhìn lên trên, xuống dưới và vào trong. Chính động tác nhìn xuống dưới và vào trong chính là hoạt động quy tụ của mắt.

Ngoài ra, dây thần kinh số 3 còn có chức năng nâng mi, và cả chức năng trong hệ thần kinh thực vật – hệ phó giao cảm. Nó giúp ta có phản xạ co đồng tử (con ngươi) khi đồng tử tiếp xúc ánh sáng.

2. Các dấu hiệu, biểu biện và triệu chứng giúp nhận biết bệnh đau dây thần kinh số 3

Đau

Cảm giác đau là một trong những triệu chứng của bệnh. Dây thần kinh là một cấu trúc rất nhạy với những tổn thương. Do đó, triệu chứng đau như một cơ chế phòng vệ của cơ thể, giúp cơ thể cảnh giác, nhờ đó, người bệnh có thể biết và đi khám bác sĩ. Đau dây thần kinh thường có đặc điểm đau châm chích, kèm cảm giác tê bì.

Đau có thể xảy ra hoặc tăng về cường độ khi người bệnh cử động mắt, hay khi ánh sáng chiếu vào mắt. Đó là những lúc dây 3 càng bị kích thích nhiều hơn.

Tuy nhiên, do dây 3 là có vai trò chủ yếu là  dây vân động, và nằm tương đối sâu trong hốc mắt, do đó cảm giác đau sẽ mơ hồ, không xác định chính xác vị trí. Vì ậy người bệnh thường mô tả là đau vùng mắt.

Sụp mi

Mí mắt sẽ sụp xuống thấp hơn so với vị trí bình thường. Đôi khi mí mắt sẽ che một phần con ngươi của bệnh nhân.

Giãn đồng tử

Đồng tử bình thường to khoàng 2-3 mm, nhưng ở người bệnh có tổn thương dây thần kinh sẽ to hơn. Người đối diện thường sẽ có cảm giác mắt bệnh nhân có vẻ to hơn.

Lé ngoài

Mắt người bệnh sẽ hơi lệch về phía ngoài so với vị trí bình thường.

Không xoay mắt hoàn toàn về một hướng được

Do yếu/liệt các cơ vận nhãn nên mắt không thể xoay hoàn toàn về một hướng

Liệt điều tiết

Mắt giảm khả năng điều tiết, khiến người bệnh than phiền về việc nhìn mờ, giảm thị lức

Rối loạn chức năng quy tụ

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Do dây thần kinh số 3 là một dây thần kinh sọ, do đó khi có bất kỳ triệu chứng nào kể trên cũng nên đến khám bác sĩ sớm nhất có thể, vì có thể đây là dấu hiệu cho một tình trạng đột quỵ, hay khối u trong não…

Thêm vào đó, vì chức năng điều khiển hướng xoay của mắt, do đó khi tổn thương dây 3 trước hết sẽ ảnh hưởng đến thẩm mĩ khuôn mặt của người bệnh. Kế đến do hoạt động cơ mắt không nhịp nhàng theo ý muốn, sẽ dần dần gây ảnh hưởng đến thị lực. Và đặc biệt, chính phản xạ co khi đồng tử tiếp xúc ánh sáng chính là một cơ chế bảo vệ trước tác động của các tia sáng, vì lẽ đó, khi tổn thương sẽ tăng nguy cơ mù lòa.

3. Nguyên nhân nào gây ra bệnh đau dây thần kinh số 3

Chèn ép

Chèn ép là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra đau. Chèn ép ở đây có thể do mạch máu kế cận dị dạng phình hay có một khối u choán chỗ.

Rối loạn chuyển hóa, lắng đọng chất

Đau cũng có thể do tình trạng rối loạn điện giải, ứ các sản phẩm chuyển hóa trong não, hay do dây thần kinh bị thiếu oxy hay máu nuôi. Có thể do tiểu đường, xơ vữa mạch máu…

Nhiễm siêu vi

Nhiễm siêu vi cũng có thể gây ra đau dây thần kinh. Đối với trường hợp dây 3, siêu vi có thể tới theo con đường thông qua hạch mi đến dây thần kinh vận nhãn làm tổn thương đến các tế bào thần kinh của dây.

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh đau dây thần kinh số 3 ra sao?

Chẩn đoán

Do đau là một triệu chứng cơ năng, tức bệnh nhân khai, do đó bước đầu tiếp cận sẽ thông qua hỏi bệnh và khám lâm sàng. Thường sẽ kiểm tra thông qua hoạt động vận nhãn cùng phản xạ đồng tử của mắt.

Kế tiếp sẽ tiến hành cho chụp não bằng CT (kiểm tra khối u, chèn ép…), hay MRI (kiểm tra dây thần kinh, mô xung quanh…)

Có thể cho chọc dò xét nghiệm dịch não tủy khi nghi ngờ nguyên nhân do nhiễm trùng.

Điều trị

Ưu tiên điều trị theo từng nguyên nhân sinh ra bệnh.

Điều trị nội khoa

Nếu dây thần kinh chỉ bị chèn ép tạm thời thì các triệu chứng sẽ hết sau khi cơ thể được nghỉ ngơi hay điều trị hợp lý. 

Bệnh nhân thường sẽ được cho các thuốc Giảm đau thần kinh, kháng viêm, giảm phù nề để giảm bớt các phản ứng viêm và chèn ép của các  khối choáng chỗ.

Can thiệp Ngoại khoa

Nếu do khối u có thể xem xét cắt bỏ khối u, nếu do nhiễm trùng sẽ điều trị thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh. Kèm theo các thuốc giảm đau hỗ trợ thích hợp.

Ngoài ra, có thể thực hiện phẫu thuật cắt dây 3 trong trường hợp đau mạn, cường độ cao, gây khó chịu nhiều cho bệnh nhân.

5. Cách phòng chống bệnh đau dây thần kinh số 3

Đau dây thần kinh số 3 có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong số đó có liên quan tới tiểu đường và xơ vữa mạch máu. Chính lượng đường và chất béo cao trong máu có thể làm tổn hại dây thần kinh và các mạch máu nuôi dưỡng chúng. Và chúng ta hoàn toàn có thể giảm hai nguy cơ trên, bằng cách thường xuyên tập thể dục và duy trì lối sống cũng như chế độ ăn uống lành mạnh.

Chế độ ăn giàu các chất chống oxy hóa, chứa nhiều các vitamin E, D sẽ giúp tăng cường miễn dịch của hệ thần kinh. Các thực phẩm như cá biển, các loại hạt, sữa, trái cây họ nho, dâu là những nhóm mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hang ngày.

Các chuyên gia khuyên rằng mỗi ngày chúng ta nên tập thể dục ít nhất khoảng 30 phút. Các nghiên cứu cho thấy, việc kiên trì luyện tập mỗi ngày không chỉ tăng cường sức khỏe tim mạch, miễn dịch, mà còn làm ngăn chặn các bệnh lý nguy hiểm như đột quy, nhồi máu cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ.. Đồng thời, chúng cũng giúp giảm stress, củng cố sức khỏe tâm thần và kéo dài tuổi thọ. Liên hệ gặp bác sĩ tư vấn và điều trị theo số 1900 1246

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Thu Hương

    Trên mạng có ít thông tin về bệnh này quá. Nhờ chia sẻ của bác sĩ mà tôi hiểu rõ hơn về căn bệnh mà tôi đang mắc phải.

    17/04/2019
Tạ thị tiến (15/11/2019)
Tôi bị tai nạn bị chuẩn đoán liệt dây 3. Tôi vừa chữa tây y và đông y mắt nay mở được ít nhưng vẫn lác ngoài và đồng tử còn dãn. Vậy tôi hỏi bệnh của tôi liệu có khỏi triệt để ko ạ
Nguyễn thanh hùng (11/10/2019)
Chào bác sỹ. E năm nay 30t vừa rồi e bị ngã xe va chấn nhẹ mặt. Khiến sụp mi mắt, dãn đồng tử nhẹ, và lé ngoài mắt ko chuyển động đc. Ở đây kết luận liệt dây thần kinh 3 và 4. Hiện đang điều trị khoa đông y châm cứu và tiêm thuốc kích thích thần kinh tại bệnh viện tuyến huyện. Ko biết tình trạng bệnh có thể phục hồi hoàn toàn ko. Hay phải chuyển ra hà nội điều trị ạ. Và có cách gì giúp nhanh hồi phục ko ạ. E cảm ơn.
Hà Anh (17/04/2019)
Bệnh đau dây thần kinh số 3 sau khi điều trị có thể khỏi bệnh hoàn toàn không bác sĩ.
Hello Doctor (17/04/2019)
Chào bạn Hà Anh, bệnh đau dây thần kinh số 3 sau khi điều trị có thể khỏi được. Quan trọng là bạn phải tuân thủ chỉ dẫn điều trị của bác sĩ cũng như có các biện pháp tự chăm sóc bản thân thật tốt.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Co giật mí mắt là triệu chứng của bệnh gì?
Triệu trứng
Cháu chào bác sĩ, cháu là Nhung (18 tuổi), dạo gần đây mắt cháu hay bị giật liên tục, lặp lại nhiều lần. Cháu có nhỏ thuốc mắt...
Nguyên nhân gây ra hiện tượng sụp mí mắt, cách chữa trị
Nguyên nhân
Chào bác sĩ, tôi tên là Oanh. Em gái tôi có hiện tượng bị sụp mí mắt mà không hiểu nguyên nhân vì sao....
Bệnh đau dây thần kinh số 3 có chữa khỏi được không?
Kinh nghiệm - chia sẻ
Đau dây thần kinh số 3 nói riêng và các dây thần kinh nói chung là một trong những triệu chứng thường gặp khi dây thần kinh bị...
Chăm sóc bệnh nhân đau dây thần kinh số 3 như thế nào cho tốt?
Kinh nghiệm - chia sẻ
Thưa bác sĩ, mẹ cháu năm nay đã 60 tuổi. Cách đây 1 năm mẹ cháu bị đau dây thần kinh số 3, sau khi tự điều trị ở nhà 1 tháng...
Hỏi đáp: Bệnh đau dây thần kinh số 3 có nguy hiểm không?
Kinh nghiệm - chia sẻ
Chào bác sĩ. Tôi là Ngà, 62 tuổi đến từ Hà Nội. Tôi bị tiểu đường 9 năm nay, tôi vẫn dùng thuốc đều đặn thường xuyên. Cách...