Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không

1. Đau thần kinh tọa là gì?

2. Biểu hiện của cơn đau thần kinh tọa

3. Nguyên nhân gây ra cơn đau thần kinh tọa

4. Khi nào đau thần kinh tọa trở nên nguy hiểm?

5. Tiến triển của cơn đau thần kinh tọa

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa là thuật ngữ dùng để mô tả triệu chứng đau hay cảm giác kiến bò, tê bì, yếu khi vận động ở chân. Đau thần kinh tọa bản thân nó không phải là một chẩn đoán trên lâm sàng mà thay vào đó nó chỉ là một triệu chứng gây ra bởi nhiều bệnh cảnh lâm sàng (như thoát vị đĩa đệm cột sống, thoái hóa đĩa đệm, trượt đốt sống hay hẹp đốt sống)

2. Biểu hiện của cơn đau thần kinh tọa

Đối với nhiều người, đau thần kinh tọa có thể rất dữ dội, làm hạn chế rất nhiều trong công việc thường ngày. Với một số khác, triệu chứng đau lại nhẹ và không thường xuyên, tuy nhiên vẫn có khả năng tiến triển xấu. Đau thần kinh tọa thường được biểu hiện với một hay nhiều các triệu chứng sau đây:

  • Cơn đau thường bắt đầu ở phần dưới của lưng hoặc mông  và lan theo đường đi của dây thần kinh ngồi xuống đùi, cẳng chân và bàn chân.

  • Cơn đau giảm đi khi nằm hay đi bộ nhưng tăng lên khi đứng hoặc ngồi.

  • Cơn đau điển hình có cảm giác rát bỏng rát (trong một vài trường hợp như kim châm, tê bì, kiến bì lan xuống chân).

  • Đau dữ dội ở một chân làm cho bệnh nhân khó đứng lên hay đi lại.

  • Mức độ cơn đau phụ thuộc vào vị trí tổn thương và mức độ tổn thương của dây thần kinh ngồi.

3. Nguyên nhân gây ra cơn đau thần kinh tọa

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng đau thần kinh tọa như :

  • Hẹp ống sống thắt lưng

  • Thoái hóa đĩa đệm

  • Trượt đốt sống thắt lưng

  • Thai nghén

Các hoạt động khiến cơn đau nặng hơn bao gồm: không tập thể dục thường xuyên, đi giày cao gót, thừa cân béo phì, hoặc ngủ với đệm quá mềm hoặc quá cứng.

4. Khi nào đau thần kinh tọa trở nên nguy hiểm?

Bởi lẽ cơn đau thần kinh tọa do nhiều nguyên nhân y khoa, nên phương pháp điều trị chủ yếu là tìm ra nguyên nhân hơn là điều trị triệu chứng. Khi có các triệu chứng điển hình của cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần được can thiệp y tế sớm để điều trị (có thể cả bằng nội khoa và can thiệp ngoại khoa).

Hai nhóm triệu chứng chính của đau thần kinh tọa cần can thiệp y khoa ngay lập tức :

  • Hội chứng chùm đôi ngựa (Cauda Equina Syndrome): Thuậtngữ “caudae quina” bắt nguồn từ tên tiếngLatin “horse’s tail,”  bởi vì các dây thần kinh ở đoạn cuối cùng của tủy sống có dạng giống với đuôi ngựa khi chúng tỏa ra từ phần dưới của nón tủy, qua các cột sốngthắtt lưng và qua đoạn cùng cụt xuống mỗi chân. Nó bao gồm 10 cặp  rễ thần kinh kết hợp để hình thành những sợithần kinhlớn nhất của cơ thể(như thần kinh ngồi).Đoạn này chịu trách nhiệm chi phối thần kinh cho tiểu khung và 2 chi dưới cũng như là chức năng ruột và bàng quang. Hội chứng này điển hình gây ra bởi sự chèn ép đáng kể vào các bao dây thần kinh ở đoạn dưới của cột sống. Nó là một tình trạng cấp cứu cần can thiệp phẫu thuật ngay. Nếu bệnh nhân mắc hội chứng này không nhân được điều trị kịp thời, những biến chứng có thể xảy ra như liệt, mất khả năng kiểm soát bàng quang và/ hay ruột, khó đi lại, hay các biến chứng về thần kinh và sinh lý khác Các triệu chứngcủa hội chứng nàycó thể trầm trọng và tiến triển nhanh. Nếu được can thiệp và diều trị sớm thì có thể hồi phục hồi phục hoàn toàn. Hội chứng này có 3 nhóm triệu chứng bao gồm

  • Rối loạn cơ vòng bàng quang và hậu môn (người bnh có tình trạng mất khả năngkiểm soát ở ruột hay bàng quangvớicác triệuchứng nhưrối loạn tiểu tiện, són tiểu khi gắng sức, rối loạn cơ tròn hậu môn, đại tiểu tiện không tự chủ)

  • Mất cảm giác kiểu yên ngựa ( như tê bì vùng đáy chậu có thể ở 1 bên, mất cảm giác sâu, tê bì phậm chí liệt cùng bẹn bìu ở nam hay vùng âm hộ ở nữ, giảm khả năng tình dục)

  • Mất cảm giác và vận động 2 chi dưới thậm chí là liệt hoàn toàn.

  • Tổn thương thần kinh: Nếu có bất kì cảm giác yếu chân hay tê bì, dị cảm, bỏng rát thì có nghĩa là dây thần kinh ngồi có thể bị tổn thương và điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân của nó. Nếu dây thần kinh bị chèn ép thực sự, các triệu chứng sẽ tiến triển nặng lên và lúc đó, bệnh nhân thực sự cần can thiệp ngoại khoa. Mục đích của các phương pháp điều trị là hạn chế tiến triển của các triệu chứng về thần kinh và giải quyết được nguyên nhân gây ra nó như là các tổn thương cột sống, địa đệm, dây chằng hay nhiễm khuẩn, khối u vùng cột sống

5. Tiến triển của cơn đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa hiếm khi xảy ra trước tuổi 20, và thường gặp ở lứa tuổi trung niên (phần lớn từ 40—50 tuổi). Thông thường, các chấn thương hay sang chấn cấp tính không gây ra cơn đau thần kinh tọa- mà nó có xu hướng tiến triển tăng dần theo thời gian. Phần lớn bệnh nhân có triệu chứng đau thần kinh ngồi sẽ đỡ trong vài tuần hoặc vài tháng  mà không cần can thiệp điều trj bằng phẫu thuật. Tuy vậy, ở các bệnh nhân khác, các cơn đau có khả năng tiến triển năng. Khi có triệu chứng đau thần kinh tọa, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn về cách giảm đau và được kiểm tra tìm nguyên nhân và đánh giá về mức độ nặng của bệnh.

Để điều trị bệnh, bạn cần khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể liên hệ trực tiếp để gặp bác sĩ Cơ Xương Khớp với nhiều năm kinh nghiệm theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ tốt nhất.


Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Đau thần kinh tọa

Chia sẻ: Bệnh đau dây thần kinh tọa có di truyền không?
Chào Bác sĩ, năm nay tôi 30 tuổi, từng mắc đau thần kinh tọa 1 năm trước. Hiện tại, tôi đang có kế hoạch có em bé. Gia đình tôi...
Các bài tập chữa đau thần kinh tọa
Các chuyên gia thấy rằng cách tốt nhất để làm giảm đa số cơn đau thần kinh toạ là thực hiện “bất kì động tác giãn cơ nào xoay...
Đau thần kinh tọa có nên tập thể dục không
Hầu hết bệnh nhân bị đau thần kinh tọa cấp tính có tiên lượng thuận lợi nhưng khoảng 20% -30% vẫn còn tồn tại vấn đề sau một hoặc hai năm. Việc chẩn đoán...
Đau thần kinh tọa kiêng ăn gì
Đau thần kinh tọa là gì Đau thần kinh tọa (Sciatica pain) là các cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa khi bị tổn thương hoặc chèn ép:...
Cách điều trị đau thần kinh tọa
    Đau thần kinh tọa là cơn đau bắt đầu từ phần lưng dưới rồi lan dần xuống chân và đôi khi lan đến tận các ngón chân. Điều này...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Tuấn Tú

    Chào bác sĩ. Tôi bị đau thần kinh tọa nhiều năm chữa không khỏi nhờ bác sĩ tư vấn và giúp đỡ nay bệnh tình thuyên giảm, Cảm ơn bác sĩ.

    13/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung