Đau thần kinh tọa kiêng ăn gì

Đau thần kinh tọa kiêng ăn gì

Đau thần kinh tọa là gì

Đau thần kinh tọa (Sciatica pain) là các cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa khi bị tổn thương hoặc chèn ép: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Nguyên nhân gây bệnh

Các nguyên nhân phổ biến gây đau thần kinh tọa bao gồm:

  • Thoái vị đĩa đệm cột sống

  • Hẹp cột sống thắt lưng - Thu hẹp tủy sống ở phần lưng dưới

  • Spondylolisthesis - Trượt đốt sống ra trước

  • Các khối u trong cột sống - Chúng có thể chèn ép gốc rễ của dây thần kinh hông

  • Nhiễm trùng

  • Các nguyên nhân khác - Ví dụ: chấn thương trong cột sống, mang thai

Ngoài ra, các nguy cơ rủi ro gây ra bệnh bao gồm:

  • Tuổi tác - Những người ở độ tuổi 30 đến 40 có nguy cơ mắc chứng đau thần kinh tọa cao hơn.

  • Nghề nghiệp - Công việc đòi hỏi phải nâng tải trọng nặng trong thời gian dài.

  • Lối sống ít vận động - Những người ngồi trong thời gian dài và không hoạt động thể chất có nhiều khả năng mắc chứng đau thần kinh tọa hơn so với những người vận động.

  • Béo phì – Trọng lượng cơ thể dư thừa gây áp lực căng thẳng lên cột sống.

  • Bệnh tiểu đường - Ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn sử dụng đường trong máu, làm tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh.

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng chính là một cơn đau ở bất cứ đâu dọc theo dây thần kinh hông, từ lưng dưới, xuyên qua mông và xuống sau chân.

  • Cảm giác ngứa ran nhẹ khắp chân, bắp chân hoặc bàn chân

  • Đau rát, đau nhức khắp chân, bắp chân hoặc chân

  • Cảm giác nóng rát, được gọi là bệnh lý thần kinh cột sống thắt lưng

  • Đau nhói ở các bộ phận ở chân hoặc hông

  • Yếu và tê ở chân bị ảnh hưởng

Điều trị bệnh

Nếu cơn đau của bạn là nhẹ và nó không ngăn cản bạn làm các hoạt động hàng ngày, trước tiên bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thử các liệu pháp tại nhà như:

  • Vật lý trị liệu - Giúp cải thiện tư thế của bạn để giảm áp lực lên các dây thần kinh hông

  • Giãn cơ - Bạn có thể giúp giảm đau thần kinh tọa của bạn với các bài tập giãn cơ lưng

  • Tập thể dục – Triệu chứng viêm có thể cải thiện khi bạn vận động

  • Túi chườm nóng và lạnh – Sử dụng vài phút trên phần lưng dưới của bạn, một vài lần một ngày. Túi lạnh trước tiên trong một vài ngày, sau đó là túi nhiệt

  • Phương pháp điều trị thay thế - Các liệu pháp thay thế như yoga, massage và châm cứu

  • Thuốc - Thuốc giảm đau không kê toa như aspirin, ibuprofen, và naproxen rất hữu ích, nhưng bạn không nên dùng chúng trong thời gian dài mà không nói với bác sĩ của bạn

Nếu các thuốc không kê đơn không giúp ích, bác sĩ có thể kê thuốc giãn cơ hoặc thuốc chống viêm mạnh hơn. Thuốc chống trầm cảm như amitriptyline (Elavil) và thuốc chống động kinh đôi khi cũng có tác dụng. Tiêm steroid trực tiếp vào dây thần kinh bị kích thích cũng có thể giúp bạn giảm nhẹ cơn đau.

Nếu bạn thực hiện các phương pháp trên nhưng tình trạng không được cải thiện, bác sĩ của bạn có thể sẽ phải phẫu thuật loại bỏ phần xương hoặc phần đệm thoát vị đang đè lên dây thần kinh bị chèn ép.

Chế độ dinh dưỡng cho người đau thần kinh tọa

Nếu bạn mắc chứng đau thần kinh tọa, điều quan trọng là phải tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn thực phẩm bổ dưỡng có thể giúp bạn chữa trị nhanh hơn. Mặt khác, ăn các loại thực phẩm không lành mạnh có thể làm chậm quá trình chữa bệnh. Thức ăn không lành mạnh có thể gây viêm, điều này sẽ làm cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Một số loại thực phẩm có thể gia tăng tình trạng viêm và đau mà bạn nên kiêng ăn:

  • Thực phẩm và đồ uống có lượng đường bổ sung cao như nước ngọt thông thường, kẹo, si-rô, ngũ cốc ngọt, món tráng miệng đông lạnh và bánh được chế biến sẵn như bánh quy, bánh nướng.

Lượng đường quá nhiều khiến cơ thể gia tăng chuyển hóa tạo ra glycation (AGEs), gây tổn hại cho các protein trong cơ thể. Sau đó, hệ thống miễn dịch tấn công AGEs và cuối cùng gây viêm.

  • Các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, gạo ăn liền, mì ống, ngũ cốc ít chất xơ và các loại bánh nướng được làm từ bột trắng.

  • Các nguồn chất béo bão hòa như thịt đỏ và thịt chế biến, thịt gia cầm; các sản phẩm sữa có nhiều chất béo như bơ, phô mai, kem, sữa chua; thực phẩm chiên và lòng đỏ trứng.

  • Chất béo chuyển hóa chứa trong các loại thực phẩm như bơ thực vật hoặc thực phẩm thương mại liệt kê dầu thực vật hydro hóa làm thành phần, do chúng làm tăng LDL (cholesterol xấu) và giảm HDL (cholesterol tốt).

  • Thực phẩm chế biến sẵn chứa các hợp chất nhân tạo, phụ gia, màu sắc, chất bảo quản và các loại hóa chất khác cũng gia tăng tình trạng viêm.

  • Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê cũng có tác động xấu. Vì thành phần của chúng có chứa caffeine làm tăng mức độ hormone gây căng thẳng trong cơ thể, khiến insulin tăng gây viêm.

Vì thế, những gì bạn ăn có thể có tác động rất lớn không chỉ trong việc giảm bớt cơn đau phát sinh từ đau thần kinh tọa mà còn trong việc duy trì các dây thần kinh khỏe mạnh hoạt động tối ưu.

Nếu chứng đau thần kinh tọa chủ yếu là viêm, ăn các loại thực phẩm chống viêm có thể làm giảm tình trạng viêm kéo dài của bạn.

Nếu chứng đau của bạn xuất phát từ các cơn co thắt cơ bắp, ăn một chế độ ăn giàu magiê và Vitamin B12 có thể giúp thư giãn cơ và giảm co thắt.

Bất kể loại đau thần kinh tọa nào, những thực phẩm bạn nên tiêu thụ trong chế độ dinh dưỡng của bạn là:

  • Cà chua – chứa bộ ba chất chống oxy hóa được gọi là zera-carotene, phytoene và phytofluene được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả có màu sắc tươi sáng, các chất này giúp giảm viêm.

  • Trái cây - giàu chất chống oxy hóa phục hồi chức năng tế bào, cũng như các chất flavonoid chống viêm.

  • Gia vị - một số loại gia vị có chứa chất chống oxy hóa có thể giúp giảm phản ứng viêm. Cây hương thảo, đinh hương, gừng và nghệ được biết là có tác dụng chống viêm.

  • Các loại hạt - Hạnh nhân, hạt điều, hồ đào, bí ngô, mè, hướng dương hay quả óc chó cung cấp protein và omega-3.

  • Dầu ôliu - nhờ có các chất chống oxy hóa mạnh mẽ được gọi là polyphenol, là nguồn dầu nguyên chất được coi là thực phẩm chống viêm.

  • Rau xanh – chứa nhiều chất chống oxy hóa và phytonutrients (dưỡng chất từ thực vật) chống viêm như flavonoid và carotenoids.

  • Dầu cá – Cá hồi là một nguồn tuyệt vời của các axit béo thiết yếu và Omega-3. Omega-3 là những chất chống viêm mạnh, làm giảm viêm và giảm nhu cầu dùng thuốc chống viêm.

đau thần kinh tọa kiêng ăn gì

Tóm lại, để có thể cải thiện tình trạng bệnh của bạn, bạn nên ăn uống những thực phẩm lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, tránh tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh và sử dụng cà phê, rượu, thuốc lá.

Ngoài việc giảm viêm, chế độ ăn tự nhiên hơn, ít chế biến sẵn hơn có thể có tác động đáng chú ý đối với chứng đau thần kinh tọa và đau toàn thân của bạn, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính, cải thiện tâm trạng và chất lượng cuộc sống.

Đau thần kinh tọa làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Để điều trị bệnh, bạn cần khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.


Bác sĩ khám, điều trị

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Đau thần kinh tọa

Chia sẻ: Bệnh đau dây thần kinh tọa có di truyền không?
Chào Bác sĩ, năm nay tôi 30 tuổi, từng mắc đau thần kinh tọa 1 năm trước. Hiện tại, tôi đang có kế hoạch có em bé. Gia đình tôi...
Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không
1. Đau thần kinh tọa là gì? 2. Biểu hiện của cơn đau thần kinh tọa 3. Nguyên nhân gây ra cơn đau thần kinh tọa 4. Khi nào đau thần kinh tọa trở...
Các bài tập chữa đau thần kinh tọa
Các chuyên gia thấy rằng cách tốt nhất để làm giảm đa số cơn đau thần kinh toạ là thực hiện “bất kì động tác giãn cơ nào xoay...
Đau thần kinh tọa có nên tập thể dục không
Hầu hết bệnh nhân bị đau thần kinh tọa cấp tính có tiên lượng thuận lợi nhưng khoảng 20% -30% vẫn còn tồn tại vấn đề sau một hoặc hai năm. Việc chẩn đoán...
Cách điều trị đau thần kinh tọa
    Đau thần kinh tọa là cơn đau bắt đầu từ phần lưng dưới rồi lan dần xuống chân và đôi khi lan đến tận các ngón chân. Điều này...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hào

    Chào bác sĩ, tôi bị đau thần kinh tọa lâu năm rồi chữa chưa khỏi nhờ bác sĩ bênh tinh đã đỡ hơn trước. Cảm ơn bác sĩ.

    06/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung