Cách làm giảm hưng cảm - Hiểu rõ để phòng và chữa bệnh

Cách làm giảm hưng cảm - Hiểu rõ để phòng và chữa bệnh

Hưng cảm không phải là một bệnh mà là một trạng thái rối loạn tâm lý đặc trưng bởi tâm trạng hứng khởi, phấn khích cao độ.Người bệnh dễ bị kích thích và cảm thấy bản thân tràn đầy năng lượng, kèm theo đó là các dấu hiệu thực thể như sụt cân, mất ngủ, tăng nhu cầu tình dục....

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Có thể nói, hưng cảm là một trạng thái bệnh lý đối nghịch với trầm cảm- một dạng rối loạn lưỡng cực khiến bệnh nhân trở nên buồn bã, u uất, gây ra những suy nghĩ tiêu cực trong suy nghĩ, hành vi và tác phong.

1. Biểu hiện lâm sàng

Đối với người bệnh, trạng thái hưng cảm thường khởi phát theo từng đợt, từng giai đoạn và có tính chất đột ngột, đặc biệt là khi có tác nhân gây stress tác động.

Để chẩn đoán một đợt hưng cảm cần có 3 hay nhiều hơn những dấu hiệu sau:

  • Lòng tự trọng tăng cao, cảm thấy bản thân là người rất quan trọng
  • Giảm nhu cầu ngủ( thường chỉ ngủ khoảng 3 tiếng/ ngày là khỏe
  • Nói nhiều hơn bình thường
  • Giàu năng lượng, muốn hoạt động, nảy ra nhiều ý tưởng, kế hoạch.
  • Hoạt động liên tục nhưng không mệt, không cần nghỉ ngơi
  • Dễ bị xao lãng, phân tâm

Ở mức độ bệnh nặng hơn, ta có thể gặp các triệu chứng:

  • Ảo giác, hoang tưởng
  • Thực hiện các hành vi bao lực, gây hấn
  • Dễ mất bình tĩnh
  • Suy nhược cơ thể

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Suy nhược cơ thể khi mắc hưng cảm

  • Tham gia các hành vi quá khích: đua xe, quan hệ tình dục, dùng chất gây nghiện,...

Chẩn đoán bệnh thường dựa vào các triệu chứng của người bệnh, bên cạnh đó, rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc sử dụng các chất kích thích gây nghiện như ma túy. Do đó, khám tuyến giáp là một bước cần thiết khi chẩn đoán hưng cảm.

2. Các thể lâm sàng

Thể hưng cảm nhẹ:

  • Thường ít được phát hiện. Biết được dựa vào bệnh sử được người thân kể lại
  • Có thể là bắt đầu bệnh hoặc thoái triển bệnh sau khi bệnh nhân được điều tri bằng Lithium và thuốc chống trầm cảm
  • Biểu hiện: mất ngủ, tăng hoạt động, chưa có rối loạn về cơ thể, có thể gây tổn hại về vật chất cho bản thân và cộng đồng.

Thể hỗn hợp:

  • Trong các cơn, hưng cảm và trầm cảm kết hợp chặt chẽ, khó chẩn đoán, thường gặp ở nữ
  • Hưng cảm đi kèm với ức chế vận động
  • Trầm cảm đi kèm tư duy nhanh dồn dập
  • Khí sắc thay đổi thất thường, từ vui chuyển sang tức giận, đau buồn, có cơn lo âu, sợ hãi

Tiến triển của bệnh:

Khỏi tự nhiên:

  • Cơn trung bình: 5-6 tháng
  • Cơn rất ngắn: vài tuần
  • Cơn rất dài: nhiều năm, liên tục, thường gặp sau 50 tuổi

Có điều trị: khỏi trung bình trong 2 tháng

  • Lần lượt mất dần các triệu chứng: giảm hưng phấn, nói ít lại, giấc ngủ ổn định,..
  • Cần điều trị duy trì trong vài tháng sau đó

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Nguyên nhân gây ra trạng thái hưng cảm

  • Bệnh nhân có chấn động tâm lý, stress kéo dài
  • Rối loạn giấc ngủ       

Tác dụng phụ của thuốc: thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng viêm steroid

  • Tác dụng phụ của thuốc: thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng viêm steroid
  • Rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh:  dopamine, serotonin, GABA

Các yếu tố thuận lợi:

  • Tuổi : từ 18-40
  • Tiền sử: cá nhân và gia đình có các biểu hiện: trầm cảm/ hưng cảm, tự tử, cơn thèm rượu
  • Có hoặc không có sang chấn tâm lý thúc đẩy

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Cách xử trí đối với một cơn hưng cảm

Hưng cảm là một tình trạng bệnh lý cần được phát hiện và xử trí phù hợp. Trên thực tế, hưng cảm không phải lúc nào cũng cần được điều trị vì nếu ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự kiểm soát và là yếu tố thúc đẩy sự sáng tạo và tài năng trong nghệ thuật.

a. Có thể làm dịu bớt cơn hưng cảm tức thời bằng cách:

  • Tiếp xúc, nói chuyện một cách nhẹ nhàng, khéo léo, tế nhị
  • Tránh những lời nói có thể làm kích thích tăng thêm trạng thái hưng cảm
  • Với trường hợp nặng có thể cho sử dụng thuốc chống loạn thần
  • Một số thảo dược: câu đằng, an tức hương giúp não bộ sinh GABA, có tác dụng an thần.

Hưng cảm thường được chẩn đoán muộn ở giai đoạn nặng do chưa được quan tâm và chú ý nhiều. Bởi lẽ, ít ai nghĩ rằng sự hưng phấn, yêu đời lại là bệnh. Do đó khi thấy người thân có những triệu chứng như trên thì nên đưa đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán phù hợp.

Trong những trường hợp nặng, người có hội chứng hưng cảm phải được điều trị, chăm sóc tại các bệnh viện chuyên khoa.
Việc điều trị phải tuân thủ các nguyên tắc sau: chữa theo nguyên nhân gây bệnh, chữa triệu chứng hưng cảm, điều chỉnh nước, điện giải, bồi dưỡng cơ thể.

b. Phòng bệnh

Người bệnh thường hay tái phát, có thể phát bệnh ở nhiều giai đoạn trong suốt cuộc đời của mình và giữa những giai đoạn này bệnh nhân hoàn toàn khoẻ mạnh, do vậy việc điều trị dự phòng là hết sức cần thiết.

Chỉ định dự phòng: người bệnh bị mỗi năm 1 cơn, hoặc 2 năm 3 cơn. Thuốc dự phòng: Các muối Lithium, Carbamazepin, Depamide với liều lượng duy trì.

Cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, công tác và nghỉ ngơi của người bệnh, đặc biệt tránh tình trạng quá căng thẳng về cảm xúc. Cần chú ý theo dõi người bệnh vào mùa thu, mùa hè là những mùa hay phát bệnh. Điều trị sớm ngay từ khi có các triệu chứng đầu tiên như: Rối loạn giấc ngủ, suy nhược, giảm hoạt động hay tăng hoạt động rõ rệt so với các trạng thái thông thường.

Để việc điều trị bệnh trầm cảm được hiệu quả, vui lòng liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Hưng cảm

Bệnh tâm thần hưng cảm
Bệnh tâm thần hưng cảm là một trường hợp bệnh lý đối nghịch với trạng thái trầm cảm, thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Hưng cảm cũng có thể...
Thời gian điều trị bệnh hưng cảm là bao lâu?
Hưng cảm được chia làm 3 mức độ: hưng cảm nhẹ, hưng cảm vừa không có các triệu chứng loạn thần, hưng cảm nặng có các triệu chứng loạn thần. Tuỳ vào...
Ai dễ bị bệnh hưng cảm?
Hưng cảm là tình trạng người bệnh có nhiều nhiều biểu hiện tâm trạng tăng cao trái ngược hoàn toàn với trầm cảm. Vậy ai là người dễ bị bệnh...
Bệnh hưng cảm có loạn thần - dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Có thể nói hội chứng hưng cảm là một trường hợp bệnh lý đối nghịch lại với trạng thái trầm cảm thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Hưng...
Cách điều trị cơn hưng cảm cấp tính và điều trị duy trì
Những triệu chứng của bệnh hưng cảm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống hàng ngày người bệnh. Chính vì vậy khi thấy có dấu hiệu của bệnh hưng cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trần Ba Duy

    Qua bài viết "Cách làm giảm hưng cảm - Hiểu rõ để phòng và chữa bệnh", mình đã hiểu hơn về cách làm giảm bệnh hưng cảm. Cảm ơn các bạn nhiều lắm.

    25/05/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung