Luôn nghi ngờ nguy cơ bệnh Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Luôn nghi ngờ nguy cơ bệnh Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-compulsive disorder/OCD) là một loại bệnh tâm thần. Những người bị OCD có thể có những suy nghĩ ám ảnh và thúc giục họ thực hiện những hành vi lặp đi lặp lại.

1. Các loại rối loạn ám ảnh cưỡng chế

2. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: luôn nghi ngờ, kiểm tra nhiều lần?

3. Các loại kiểm tra

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Các loại rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Người ta cho rằng có bốn loại chính của Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), mỗi loại chính lại bao gồm nhiều loại phụ. Bốn loại chính là:

  • Kiểm tra (Checking OCD): Người bệnh luôn nghi ngờ, lo sợ mình chưa khóa cửa, chưa tắt bếp… nên quay lại kiểm tra một cách nhiều lần bất thường

  • Lo sợ bị nhiễm bẩn (Hygiene OCD): Kyd cọ, tắm rửa, rửa tay rất nhiều lần trong ngày vì sợ bẩn.

  • Tích trữ (Hoarding OCD): lưu trữ nhiều đồ vật bất thường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe

  • Pure OCD (Rumination/Intrusive thoughts): có những ý nghĩ mà họ cho rằng không phù hợp, đi trái với lương tâm của họ, thường là ý nghĩ bạo lực, những suy nghĩa liên quan đến tình dục, tôn giáo.

Danh sách này phân loại các dạng phổ biến nhất của OCD và một số lo ngại liên quan đến chúng. Nó không phải là một danh sách đầy đủ và sẽ luôn có các dạng OCD không có ở đây. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là nó chắc chắn không phải là OCD.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: luôn nghi ngờ, kiểm tra nhiều lần?

Bệnh nhân bị OCD hành xử như thể cuộc sống có rất nhiều rủi ro. Vì vậy, họ kiểm tra tất cả mọi thứ: họ kiểm tra cửa đến hằng trăm lần để đảm bảo rằng đã khóa, họ nghi ngờ mình chưa tắt bếp và kiểm tra đến hàng chục lần... Tại sao? Nếu được hỏi, họ nói để chắc chắn rằng cửa đã khóa, bếp đã tắt... Nếu chúng ta hỏi thế thì tại sao phải kiểm tra đến hàng chục hàng trăm lần, họ có thể trả lời với chúng ta rằng họ sợ nhà bị trộm, họ sợ cháy nổ xảy ra...

Vậy tại sao người bệnh lại kiểm tra quá nhiều lần cho một việc như vậy? Chẳng lẽ trí nhớ họ có vấn đề nên vừa kiểm tra xong đã quên? Không phải! Có rất nhiều người bệnh nói rằng họ vẫn nhớ là họ đã kiểm tra, họ chắc chắn là cửa đã khóa (chẳng hạn thế), nhưng họ vẫn muốn kiểm tra lại. Vì sao? Vì họ không an tâm. Và mỗi lần kiểm tra, họ lại thấy nhẹ nhõm hơn. Bản chất của “sự nhẹ nhõm” là gì, đó là khi bạn có một nỗi sợ hãi, mỗi lần kiểm tra thì nỗi sợ hãi được xua tan, và bạn thấy “nhẹ nhõm”. Vậy bản chất của Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: luôn nghi ngờ, kiểm tra chính là “NỖI SỢ”.

Bệnh nhân bị OCD hành xử như thể cuộc sống có rất nhiều rủi ro. Vì vậy, họ kiểm tra tất cả mọi thứ: họ kiểm tra cửa đến hằng trăm lần để đảm bảo rằng đã khóa, họ nghi ngờ mình chưa tắt bếp và kiểm tra đến hàng chục lần.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Các loại kiểm tra

  • Kiểm tra khóa.

Những người bị OCD có thể liên tục kiểm tra ổ khóa để đảm bảo rằng chúng được chốt đúng cách. Người bệnh biết rằng họ đã kiểm tra khóa, nhưng họ vẫn cảm thấy việc kiểm tra lại rất quan trọng. Người đó có thể kiểm tra ổ khóa trên cửa ra vào, họ có thể kiểm tra chốt cửa sổ hoặc khóa cửa xe.

Nỗi sợ ở đây là sợ ai đó có thể đột nhập và ăn cắp tài sản, hoặc gây hại cho chính bản thân. Loại cưỡng chế này đặc biệt phổ biến khi ai đó có bệnh OCD được kích hoạt bởi một sự kiện đau thương như từng bị cưỡng hiếp hoặc bị trộm cắp.

  • Kiểm tra bếp, thiết bị và công tắc.

Những người này thường kiểm tra bếp, lò nướng, đèn để đảm bảo rằng họ không để lại bất cứ thứ gì có thể gây ra hỏa hoạn. Người này có thể liên tục kiểm tra để chắc chắn rằng thiết bị đã được tắt hoặc chưa được cắm và không còn nóng trước khi chúng cảm thấy an toàn. Thông thường, nỗi sợ này còn có thể xuất hiện với các thiết bị khác có thể bị nóng như máy sấy thổi. Trong nhiều trường hợp, mọi người lo lắng về công tắc đèn hay ổ cắm điện vì chúng cũng là một trong các nguyên nhân gây cháy. Nếu người đó không thể chắc chắn rằng các vật dụng đã được tắt, người đó sẽ ám ảnh rằng tia lửa hoặc chập điện có thể gây ra hỏa hoạn.

  • Kiểm tra liên quan đến làm hại người khác.

Bởi vì những người bị OCD có xu hướng cảm thấy sợ chịu trách nhiệm nếu gây hại nên họ thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng họ không vô tình gây tổn hại cho người khác. Một ví dụ phổ biến của loại kiểm tra này liên quan đến việc sợ đâm phải một người khác trong khi lái xe. Người bị OCD có thể bị va đập trên đường và sau đó lo lắng về việc liệu sự va chạm đó có phải là họ đã đâm phải ai đó hay không.

  • Kiểm tra liên quan đến làm hại bản thân.

Một số người bị OCD lo lắng rằng họ có thể đã tự làm hại mình mà không biết. Họ có thể kiểm tra cơ thể của họ xem có bị thương hay không.

  • Kiểm tra lỗi.

Những người này thường lo lắng về việc đã mắc lỗi sẽ dẫn đến hậu quả khủng khiếp. Kết quả là họ có thể liên tục xem xét lại bài tập về nhà, bài kiểm tra, và các hình thức khác. Họ có thể xem lại email nhiều lần cả trước và sau khi gửi.

  • Kiểm tra do lo sợ bị bệnh.

Người bệnh có thể lo sợ rằng họ đang dần chết đi bằng một căn bệnh đáng sợ. Trong những trường hợp như vậy, họ có thể liên tục kiểm tra cơ thể của mình để tìm các dấu hiệu bệnh tật. Ví dụ, họ đo huyết áp một ngày hàng  trăm lần để kiểm tra, mặc dù điều này là không cần thiết.

Để điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế với các bác sĩ của Hello Doctor, bạn có thể liên hệ đặt khám theo số điện thoại 1900 1246Các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ cho bạn sự giúp đỡ và hỗ trợ tốt nhất. 



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có chữa được không?
Chào bác sĩ của Hello Doctor, em trai tôi mới đi khám và bác sĩ có chẩn đoán nó bị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Xin hỏi...
Điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng như thế nào?
Những người mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Việc điều trị bệnh là vô cùng cần thiết để...
Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi mới đưa em gái mình đi khám và bác sĩ chẩn đoán là mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tôi...
5 nguyên nhân chính gây ra bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế - OCD
Tuy nguyên nhân chính xác gây ra bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế vẫn chưa được khẳng định nhưng bất thường trong cấu trúc, chức năng và...
Chứng sợ vi khuẩn OCD
Chứng sợ vi khuẩn dùng để chỉ nỗi sợ có tính chất bệnh lý đối với nhiễm vi khuẩn và sự dơ bẩn. Ngoài ra cũng có những cách gọi tương tự như...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Thế Minh

    Chào bác sĩ. Tôi có người chị gái cũng mắc bệnh sạch sẽ đến mức phát bực. Nhờ bác sĩ giúp đỡ bệnh tình đã giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    27/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung