Suy giáp - biến chứng thường gặp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp

Suy giáp - biến chứng thường gặp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp

Các phương pháp điều trị của phần lớn các bệnh của tuyến giáp đều phải có can thiệp ngoại khoa, bằng cách cắt bỏ một phần hay toàn phần tuyến giáp. Và suy giáp là một trong những biến chứng thường gặp của phương pháp phẫu thuật cắt tuyến giáp.

Để điều trị các bệnh lý về tuyến giáp, bạn có thể liên hệ để được tư vấn hoặc đặt khám với bác sĩ theo số điện thoại 1900 1246

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

1. Tình trạng suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp

Suy giáp được định nghĩa là trạng thái khi cơ thể thiếu hụt hormone tuyến giáp. Vì hormone tuyến giáp có chức năng thúc đẩy các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, do đó những bệnh nhân mắc bệnh suy giáp sẽ có những triệu chứng suy giảm chuyển hóa.  

>>>Để biết được những thông tin đầy đủ hơn về bệnh suy giáp, bạn có thể xem tại: BỆNH SUY GIÁP

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây suy giáp là do tác dụng phụ của điều trị. Nếu phần tuyến giáp còn lại trong cơ thể không thể để sản xuất đủ lượng hormone giáp theo nhu cầu của cơ thể, bệnh nhân sẽ mắc phải tình trạng suy giáp sau phẫu thuật. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ phải sử dụng hormone giáp nhằm điều trị tình trạng suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Ảnh hưởng của phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp lên việc sản xuất hormone

Có hai phương pháp chính trong phẫu thuật cắt tuyến giáp đó là: cắt một phần tuyến giáp và cắt toàn phần tuyến giáp.

Phần lớn những bệnh nhân ung thư tuyến giáp dạng nhú sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Nếu bạn phải cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, cơ thể bạn sẽ thiếu hụt hormone tuyến giáp, dẫn đến bệnh cảnh suy giáp. Hormone tuyến giáp vô cùng quan trọng cho các quá trình chuyến hóa trong cơ thể. Hay nói cách khác, chúng điều khiển việc sử dụng năng lượng – từ việc tiêu hóa thức ăn đến sự vận động của não bộ. Sử dụng hormone giáp thay thế là phương pháp điều trị tiêu chuẩn của bệnh suy giáp.

Mặc khác, cắt bỏ một phần tuyến giáp sẽ được chỉ định thay vì cắt toàn bộ, nếu bạn mắc phải ung thư tuyến giáp dạng nhú kích thước nhỏ (<1cm) chưa di căn đến các cơ quan lân cận và vẫn chưa phát hiện các nốt tương tự ở các thùy khác của tuyến giáp. Trong trường hợp này, việc sử dụng hormone giáp thay thế có cần thiết hay không phụ thuộc vào xét nghiệm chức năng tuyến giáp và bệnh học tuyến giáp, nếu có, thì liều lượng cần thiết cũng sẽ thấp hơn so với những trường hợp cắt bỏ toàn phần tuyến giáp.3. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh suy giáp

  • Mệt mỏi
  • Yếu ớt
  • Tăng cân hay khó khăn trong việc giảm cân
  • Khô tóc
  • Da khô, nhợt nhạt
  • Rụng tóc
  • Không chịu được thời tiết lạnh
  • Chuột rút, đau cơ thường xuyên
  • Táo bón
  • Trầm cảm
  • Dễ kích động
  • Mất trí nhớ
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Suy giảm ham muốn tình dục

Mức độ của những triệu chứng kể trên sẽ tùy thuộc vào độ nặng và thời gian của tình trạng thiếu hormone tuyến giáp. 

Bạn có thể sẽ có những triệu chứng này, trong khi những bệnh nhân khác sẽ mắc phải những triệu chứng khác. Phần lớn những bệnh nhân suy giáp sẽ mắc phải một tổ hợp từ những triệu chứng trên. Nhưng đôi khi, suy giáp cũng không biểu hiện ra bên ngoài hoặc do người mắc bệnh không để ý đến.

Nếu bạn đang mắc phải những dấu hiệu này, bạn nên thảo luận với bác sĩ của mình, hay tốt hơn hết là với một bác sĩ chuyên khoa nội tiết. 

Nếu bạn được chẩn đoán suy giáp và điều trị suy giáp nhưng những triệu chứng trên vẫn tiếp tục xuất hiện, thì bạn cũng cần phải báo cáo lại cho bác sĩ. 

>>>Để biết thêm thông tin về các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy giáp, bạn có thể xem thêm tại: Triệu chứng của bệnh suy giáp.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Điều trị bằng hormone tuyến giáp thay thể sau phẫu thuật cắt tuyến giáp

Tuyến giáp sản xuất hai hormone chính là T3 và T4. Bạn thường sẽ phải sử dụng 2 viên thuốc T4 mỗi ngày dạng uống. Lý do bạn chỉ cần dùng hormone T4 là vì hormone T4 cũng sẽ từ từ được chuyến hóa thành hormone T3 trong cơ thể. Khi hormone T4 được vận chuyến đến tế bào, chúng sẽ tự cắt bỏ một nguyên tử iod nhằm tương tác với tế bào đó. Sau khi mất một phân tử iod, hormone T4 trở thành hormone T3.

Hormone T4 tổng hợp là phương pháp điều trị chính trong hầu hết các trường hợp suy giáp. Hiện nay, đã có rất nhiều chế phẩm từ hormone T4 tổng hợp được công nhận.

Dù hormone tuyến giáp tổng hợp được sử dụng phổ biến cho bệnh nhân suy giáp, một loại hormone khác có thể được áp dụng chính là hormone tuyến giáp của động vật. Thuốc hormone giáp có nguồn gốc từ động vật được chiết xuất từ tuyến giáp của lợn. Một số bệnh nhân ưa thích sự dụng loại hormone này hơn, do họ nghĩ rằng chúng an toàn hơn so với loại hormone tuyến giáp tổng hợp. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ tin rằng, điều trị bằng hormone tuyến giáp tổng hợp vẫn tốt nhất và bảo đảm nhất. Vì rằng nồng độ hormone giáp tổng hợp dễ đo đạc hơn trong máu bệnh nhân, so với hormone động vật.

Phẫu thuật tuyến giáp là phương pháp điều trị thiết yếu cho ung thư tuyến giáp dạng nhú. Nếu bạn phải cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, điều trị bằng hormone giáp thay thế sẽ giúp loại bỏ toàn bộ các triệu chứng của tình trạng suy giáp sau phẫu thuật.

Trong trường hợp bạn bị suy giáp, tham khảo thêm bài viết: Cách điều trị bệnh suy giáp.

Để điều trị các bệnh lý về tuyến giáp, bạn có thể liên hệ đặt khám với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Suy giáp

10 dấu hiệu và triệu chứng giúp nhận biết nhanh bệnh nhược giáp
Bệnh suy giáp (hay còn gọi là nhược giáp) xuất hiện khi chức năng của tuyến giáp bị rối loạn. Căn bệnh này có khả năng xảy ra ở bất kỳ ai và...
Bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ em - triệu chứng và cách điều trị
Suy giáp bẩm sinh (CH) là tình trạng hormone tuyến giáp không đủ cung cấp cho trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra do cấu trúc bất thường của...
Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Thanh, đang mang thai 3 tháng. Vừa qua, tôi mới đi khám và phát mình bị bệnh suy giáp....
Người bị bệnh suy giáp nên ăn gì và không nên ăn gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Trang. Mẹ tôi đi khám và mới được chẩn đoán là mắc bệnh suy giáp. Mẹ tôi hiện nay đang điều...
Tác hại và mức độ nguy hiểm của bệnh suy giáp ở trẻ em
Mặc dù theo thống kê phụ nữ trung niên và người cao tuổi là những người hay bị suy giáp. Nhưng thật ra, bất cứ ai cũng vẫn có thể bị bệnh, kể cả trẻ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thị Linh

    Mẹ tôi phẫu thuật cắt tuyến giáp và cũng bị suy giáp, hiện nay đang điều trị bằng phương pháp dùng hormone giáp thay thế. Nhờ bài viết mà tôi đã thấy yên tâm hơn về phương pháp này.

    22/01/2018
Nguyễn tiên (21/09/2023)
Mẹ e đã phẩu thuật cắt bỏ 2 tuyến giáp cũng bị suy giáp cho em hỏi có phương pháp nào? Hay loại hormone uống thay thế được k a?
Tien Tran (10/06/2019)
Phân vân về loại nào trị sẹo tốt sau mổ Tuyến Giáp, liên hệ mình 0942314580
Đã từng khổ sở vì sẹo sau mổ, mong giới thiệu cho người đồng cảnh ngộ!
Ly quang min (01/05/2018)
Tuyến giáp sau phẫu thuật tái phát Và đau (hỏi dùng thuốc Gì ạ)

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung