Triệu chứng đau đầu gối và cách điều trị

Triệu chứng đau đầu gối và cách điều trị

Xin chào bác sĩ, tôi là Nam (36 tuổi), gần đây tôi thường xuyên cảm thấy đau nhức ở đầu gối gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi làm cách nào để chữa chứng đau này. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào Nam, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho các bác sĩ. Với triệu chứng đau đầu gối của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân và cách điều trị như sau:

1. Đau đầu gối là gì

2. Biểu hiện của đau gối

3. Nguyên nhân gây ra đau đầu gối

4. Cách tự chăm sóc

5. Khi nào nên khám bác sĩ

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

 

1. Đau đầu gối là gì?

Đau đầu gối là tình trạng đầu gối bị sưng do chất lỏng dư thừa tích tụ trong hoặc xung quanh khớp gối. Tình trạng sưng khớp có thể do chấn thương dây chằng, sụn, xương, hoặc các cấu trúc xung quanh khớp. Sưng có thể xảy ra trong khớp gối (tràn dịch) hay bên ngoài khớp gối (viêm bao hoạt dịch). 

Đau đầu gối là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Đau đầu gối có thể là hậu quả của một chấn thương, ví dụ như đứt dây chằng, rách sụn hay các bệnh lý như viêm khớp, bệnh gout, nhiễm khuẩn...

Đau đầu gối có thể khiến bạn khó chịu và khó khăn trong việc đi lại. Đau đầu gối nghiêm trọng thậm chí có thể làm bạn mất khả vận động. 

Đối với trường hợp đau đầu gối nhẹ có thể sử dụng các biện pháp tự chăm sóc. Trong các trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu, cố định khớp gối, thậm chí là phẫu thuật.

2. Biểu hiện của triệu chứng đau đầu gối

Vị trí và mức độ nghiêm trọng của đau đầu gối có thể khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Dấu hiệu và triệu chứng có thể đi cùng với cơn đau đầu gối bao gồm:

  • Sưng và cứng khớp
  • Đỏ và ấm khi chạm tay
  • Yếu hoặc mất vững
  • Tiếng khớp kêu lục khục
  • Không thể duỗi thẳng đầu gối

3. Nguyên nhân nào gây ra triệu chứng đau đầu gối?

Chứng đau đầu gối thường được gây ra bởi ba nguyên nhân chính là chấn thương, viêm khớp và nhiễm trùng. Cụ thể là:

Chấn thương

Các chấn thương từ nhẹ đến nặng là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau đầu gối. Bất cứ chấn thương vùng xương khớp nào cũng có nguy cơ để lại các di chứng. Trong đó, khớp gối là bộ phận đặc biệt nhạy cảm với các chấn thương. Chỉ một chấn thương do tai nạn cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây chằng, khớp gân, sụn, dịch khớp quanh gối, khiến đầu gối bị đau nhức. Ví dụ như:

  • Chấn thương ACL: Chấn thương ACL là chấn thương làm rách dây chằng chéo trước (ACL) - một trong bốn dây chằng nối xương chày với xương đùi của bạn. Triệu chứng ACL đặc biệt phổ biến ở những người chơi bóng rổ, bóng đá hoặc các môn thể thao khác đòi hỏi sự thay đổi đột ngột về hướng khi chuyển động.
  • Nứt gãy xương: Các xương của đầu gối, bao gồm cả xương bánh chè, có thể bị phá vỡ khi bị tai nạn xe hoặc ngã. Những người có xương bị suy yếu do loãng xương đôi khi có thể bị một vết nứt gãy ở gối đơn giản chỉ do bước đi sai.
  • Rách sụn chêm: Sụn chêm được hình thành từ sụn cứng, đàn hồi và hoạt động như một vật làm giảm sốc giữa xương chày và xương đùi. Nó có thể bị rách nếu bạn đột ngột xoắn đầu gối của bạn trong khi dồn trọng lực lên đó.
  • Viêm bao khớp gối đầu gối: Một số chấn thương đầu gối gây ra chứng viêm ở bao khớp - nơi mà các túi nhỏ của chất lỏng đệm bên ngoài khớp gối của bạn để gân và dây chằng lướt nhẹ nhàng trên khớp.
  • Viêm gân bánh chè: Viêm gân là sự kích ứng và viêm của một hoặc nhiều gân - một loại mô dày, xơ gắn các cơ với xương. Người chạy bộ, trượt tuyết, người đi xe đạp, và những người tham gia các môn thể thao liên quan đến chạy nhảy dễ bị chứng viêm gân bánh chè.

Các nguyên nhân cơ học

Một số ví dụ về các vấn đề cơ học có thể gây ra đau đầu gối bao gồm:

  • Vật thể tự do bất thường: Đôi khi chấn thương hoặc thoái hóa xương, thoái hóa sụn có thể làm cho một mẩu xương hoặc sụn bị vỡ và trôi nổi trong khớp. Điều này sẽ không tạo ra bất kỳ vấn đề nào trừ phi vật thể tự do bất thường đó can thiệp vào chuyển động đầu gối, tương tự như trường hợp cây bút chì bị kẹt trong bản lề cửa.
  • Hội chứng dải chậu chày: Điều này xảy ra khi dải mô trải dài từ bên ngoài hông của bạn đến đầu gối (dải chậu chày) trở nên chặt đến nỗi nó cọ xát phần ngoài của xương đùi. Các vận động viên chạy đường xa đặc biệt dễ có nguy cơ mắc hội chứng dải chậu chày.
  • Trật xương bánh chè: Điều này xảy ra khi xương bánh chè bao phủ phía trước đầu gối của bạn trượt ra khỏi vị trí bình thường, thường là ra ngoài đầu gối của bạn. Trong một số trường hợp, xương chậu có thể giữu nguyên ở vị trí bị trật ra và bạn sẽ có thể nhìn thấy rõ được nó.
  • Đau hông hoặc chân: Nếu bạn bị đau hông hoặc bàn chân, bạn có thể thay đổi cách bạn đi bộ để bù đắp các khớp đau đớn này. Tuy nhiên, lối đi thay đổi này có thể gây nhiều căng thẳng hơn cho khớp gối của bạn. Trong một số trường hợp, các vấn đề ở hông hoặc bàn chân có thể dẫn đến đau đầu gối.

Viêm vùng khớp gối

Có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau. Xem cụ thể hơn tại đây. Các loại sau có nhiều khả năng ảnh hưởng đến đầu gối nhất, bao gồm:

  • Viêm xương khớp: Đôi khi được gọi là bệnh thoái hoá khớp, viêm xương khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Đó là tình trạng mài mòn xảy ra khi sụn đầu gối của bạn xấu đi do quá trình sử dụng và tuổi tác.
  • Viêm khớp dạng thấp: Là loại viêm khớp làm suy yếu nhất, viêm khớp dạng thấp là một tình trạng tự miễn dịch mà có thể ảnh hưởng đến hầu hết các khớp trong cơ thể, bao gồm đầu gối của bạn. Mặc dù viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính nhưng nó có xu hướng khác nhau về mức độ nghiêm trọng và thậm chí có thể tự khỏi.
  • Bệnh Gout: Loại viêm khớp này xảy ra khi tinh thể acid uric được tạo thành trong khớp. Gout thường ảnh hưởng đến ngón chân cái lớn, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở đầu gối.
  • Bệnh giả gout: Thường bị nhầm lẫn với bệnh gout, giả gout là do các tinh thể chứa canxi phát triển trong dịch khớp. Đầu gối là khớp thông thường nhất bị ảnh hưởng bởi giả gout.
  • Viêm khớp nhiễm trùng: Đôi khi khớp gối của bạn có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến sưng, đau và đỏ. Thông thường không có chấn thương trước khi bắt đầu đau. Viêm khớp nhiễm trùng thường xảy ra với sốt.

Các vấn đề khác

- Hội chứng đau xương bánh chè đùi là một thuật ngữ chung liên quan đến sự đau đớn phát sinh giữa xương bánh chè và xương đùi bên dưới. Nó phổ biến ở vận động viên; người trưởng thành trẻ tuổi, đặc biệt là những người có xương bánh chè chuyển động hơi bất thường; và ở người lớn tuổi.

- Đau đầu gối do bị nhiễm trùng, tiêu biểu là hai loại nhiễm trùng: xương và khớp.

- Đau đầu gối do tác động của các bệnh như Bệnh Gout, U nang baker  (U nang bao hoạt dịch khoeo), Bệnh Osgood-Schlatter (Viêm lồi củ trước xương chày), Bệnh Lupus (là một bệnh tự miễn của mô liên kết, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận cơ thể).

Triệu chứng đau đầu gối

4. Những phương pháp chăm sóc tại nhà khi bị đau đầu gối

Một số người có thể giảm đau bằng cách chà xát đầu gối của họ bằng các loại kem chứa chất gây tê.

Các biện pháp tự chăm sóc cho đầu gối bị thương bao gồm:

- Nghỉ ngơi: Hãy nghỉ các hoạt động bình thường để giảm căng thẳng cho đầu gối của bạn, đầu gối của bạn cần có thời gian để chữa lành các thương tổn. Một hoặc hai ngày nghỉ ngơi có thể là tất cả những gì bạn cần cho một thương tích nhẹ. Những tổn thương nghiêm trọng hơn có thể cần thời gian phục hồi lâu hơn.

- Chườm đá: Đá làm giảm đau và viêm. Một túi đá lạnh có tác dụng tốt vì nó bao phủ toàn bộ đầu gối của bạn. Bạn nên sử dụng một gói đá gói trong một chiếc khăn mỏng để bảo vệ làn da của bạn. Mặc dù liệu pháp chườm đá nói chung là an toàn và hiệu quả, nhưng cần lưu ý là không sử dụng đá lâu hơn 20 phút cùng một lúc do nguy cơ tổn thương dây thần kinh và da của bạn..

- Cần chắc chắn là bạn đang chơi thể thao đúng kỹ thuật và dùng đúng các dụng cụ thể thao như giày và băng đầu gối.

- Băng bó: Điều này giúp ngăn ngừa chất lỏng tích tụ trong mô bị tổn thương, duy trì sự liên kết và ổn định đầu gối. Nên sử dụng loại băng nén nhẹ và tự dính để băng bó. Bó chặt vừa đủ để hỗ trợ đầu gối của bạn mà không gây ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu.

- Kê cao chân: Để giảm bớt sưng, nên gác chân bị thương lên gối hoặc ngồi trên ghế đệm êm vì kê cao chân có thể giúp giảm đau và sưng.

- Nên duỗi cơ trước và sau khi chơi thể thao hay vận động, đặc biệt là cơ đùi và cơ kheo.

- Sử dụng những loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để làm giảm đau, sưng và viêm.

5. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có những biểu hiện sau thì bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và tìm phương pháp điều trị phù hợp.

  • Có các dấu hiệu của nhiễm trùng (sốt, đỏ, nóng vùng khớp). 
  • Thấy đầu gối, cẳng chân, hay bàn chân trở nên tái nhợt, lạnh hay chuyển màu xanh.
  • Không thấy khá hơn sau khi điều trị; đau trầm trọng hay không thể đứng vì đau khớp gối.
  • Thấy chân bị tê, yếu hoặc có cảm giác châm chích.
  • Sưng đầu gối đáng kể.
  • Không thể chịu được trọng lượng trên đầu gối của bạn.
  • Không thể gập hoặc duỗi hoàn toàn đầu gối của bạn.
  • Thấy có sự biến dạng rõ ràng ở chân hoặc đầu gối của bạn.
  • Có sốt, kèm đỏ, đau và sưng đầu gối.
  • Cảm thấy như đầu gối của bạn không ổn định hoặc đầu gối  của bạn có cảm giác như bị "rời ra".

Trong trường hợp cơn đau kèm thêm những biểu hiện trở nặng hơn thì cần đến bệnh viện ngay lập tức để kịp thời chữa trị. 

  • Khớp gối bị biến dạng
  • Nghe được âm thanh “gãy xương” ngay khi bạn bị chấn thương
  • Không thể đứng thẳng
  • Cơn đau trở nên dữ dội
  • Sưng to đột ngột 

6. Phòng chống đau đầu gối

Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa đau đầu gối, những gợi ý sau đây có thể giúp làm giảm thương tích và suy thoái khớp:

- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải: đó là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho đầu gối của bạn. Mỗi cân tăng thêm làm tăng sự căng thẳng trên khớp, tăng nguy cơ thương tích và viêm khớp.

- Chơi thể thao đúng kĩ thuật: đảm bảo kỹ thuật và cách di chuyển của bạn là tốt nhất có thể và tránh được các chấn thương không đáng có.

- Rèn luyện cơ: Bởi vì cơ bắp yếu là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương gối, bạn sẽ được lợi từ việc rèn luyện cơ. Bạn có thể thử với các bài tập kéo dãn cơ đơn giản.

- Tập thể dục một cách thông minh: Nếu bạn bị viêm xương khớp, đau đầu gối kinh niên hoặc chấn thương tái phát, bạn có thể cần phải thay đổi cách bạn tập thể dục. Hãy xem xét chuyển sang bơi lội, thể dục nhịp điệu dưới nước hoặc các hoạt động có tác động thấp khác. Đôi khi chỉ đơn giản là hạn chế các hoạt động tác động lớn lên khớp gối sẽ góp phần giảm đau.

Để đảm bảo an toàn, bạn Nam nên đi khám bác sĩ để được khám và điều trị nếu mắc bệnh.Bạn có thể đặt khám bác sĩ Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Đỗ Đức Huy

    Tôi thường xuyên chơi thể thao nên cũng thường hay bị đau đầu gối. Tôi đã đi khám và được chẩn đoán là bị viêm xương khớp. Sau khi được điều trị nay bệnh đã thuyên giảm.

    06/11/2017
  • Trần Anh

    Các bạn đừng thấy đau đầu gối là bình thường, hãy đến khám bệnh ngay, bởi có thể bạn đang bị bệnh đó.

    16/10/2017
  • Nguyễn Văn Vũ

    Nhờ bài viết này tôi đã biết cách phòng chống đau đầu gối. Cảm ơn bác sĩ

    06/10/2017
  • Nguyễn Hòa Bình

    Tôi không có vận động hay bị thương nhưng cũng bị đau đầu gối. Chắc là nên đi khám

    29/09/2017
  • Lê Nam

    Tôi cũng có triệu chứng này và đã có định hướng điều trị, cảm ơn bác sĩ

    26/07/2017
Đặng Thế Hùng (07/02/2018)
Bố tôi bị bệnh gout, bố tôi cũng thường xuyên cảm thấy đau ở đầu gối. Bố không nói nhưng tôi nhìn sắc mặt của ông tôi cũng biết chắc chắn là rất đau. Đêm nào tôi cũng thấy bố tôi thức dậy không biết bao nhiêu lần bởi cơn đau hành hạ. Tôi nhìn vậy tôi càng thấy thương bố tôi hơn.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung