Ám ảnh sợ hãi Phobia

Ám ảnh sợ hãi Phobia

Ám ảnh sợ hãi là một rối loạn lo âu thường gặp. Người bệnh tỏ ra quá sợ hãi trước một sự vật hoặc sự việc bình thường và nỗi sợ hãi, lo lắng này kéo dài, khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống bị giảm sút nghiêm trọng.

1. Bệnh ám ảnh sợ hãi là gì

2. Triệu chứng của bệnh ám ảnh sợ hãi

3. Tác hại của bệnh ám ảnh sợ hãi

4. Nguyên nhân gây ra ám ảnh sợ hãi

5. Biến chứng của bệnh ám ảnh sợ hãi

6. Điều trị bệnh ám ảnh sợ hãi

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi là gì?

Chứng ám ảnh sợ hãi (gọi tắt là Phobia) là sự sợ hãi quá mức trước các sự vật hoặc sự việc rất bình thường và gần như vô hại. Không giống như những lo lắng thoáng qua khi phát biểu trước đám đông hay làm bài kiểm tra, những cơn lo lắng này thường kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến thể chất, tâm thần, và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, học tập.

Đây là một rối loạn lo âu thường gặp và không nhất thiết phải điều trị. Nhưng nếu bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn thì một số liệu pháp tâm lý có thể có ích, giúp bệnh nhân vượt qua nỗi sợ hoàn toàn.

>>>Để biết thêm về bệnh rối loạn lo âu, bạn có thể tham khảo tại BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi

Chứng ám ảnh sợ hãi có rất nhiều loại và người bệnh thường chỉ sợ hãi một sự vật hay sự việc cụ thể mà ít khi sợ nhiều hơn. Bệnh có thể đi kèm với các rối loạn lo âu khác.

Những nỗi sợ hãi thường gặp nhất là:

  • Tình huống: như máy bay, không gian kín hoặc đi học
  • Thiên nhiên: như sợ bão hoặc sợ độ cao
  • Động vật hoặc côn trùng: như chó hoặc nhện
  • Sợ máu, tiêm chích hoặc chấn thương, chẳng hạn như kim tiêm, tai nạn hoặc thủ tục y tế
  • Một số khác ví dụ như nghẹt thở, nôn ói, tiếng ồn hoặc chú hề

Ứng với mỗi nỗi sợ hãi sẽ có thuật ngữ riêng, những thuật ngữ thường gặp như là chứng sợ độ cao, sợ không gian kín.

Bất kể là nỗi sợ gì thì triệu chứng luôn là:

  • Ngay lập tức cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi tiếp xúc hoặc thậm chí chỉ là nghĩ về sự vật, sự việc đó
  • Nhận thức được nỗi sợ là vô lý nhưng không thể kiểm soát được.
  • Mức độ lo lắng gia tăng khi sự vật, sự việc đó ở càng gần và tiếp xúc càng lâu
  • Tránh né hoặc chịu đựng nỗi sợ
  • Khó khăn hoạt động bình thường vì sợ
  • Triệu chứng cường giao cảm: bao gồm đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, đau ngực hoặc khó thở
  • Buồn nôn, chóng mặt hoặc ngất xỉu khi thấy máu hoặc tai nạn
  • Với trẻ em, có thể biểu hiện cáu giận, khóc lóc, bám víu lấy ngươi nhà và từ chối lại gần thứ khiến trẻ sợ

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi nỗi sợ hãi ngày càng lớn ảnh hưởng tới cuộc sống hoặc xuất hiện những rối loạn tâm thầnkhác, bạn nên đi khám bác sĩ để có các phương án điều trị thích hợp.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Tác hại của bệnh ám ảnh sợ hãi

Ai cũng có nỗi sợ hãi với một việc nào đó, tuy nhiên khi bạn không kiểm soát được sự sợ hãi của mình thì đó trở thành một vấn đề lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn. 

Chứng ám ảnh sợ hãi gây ra cho người bệnh những ám ảnh về một sự vật, sự việc nào đó, nỗi sợ hãi này kéo dài khiến cho bệnh nhân gặp phải những trở ngại tâm lý, dần trở nên khép kín, rối loạn về cảm xúc, có thể dẫn đến việc mắc bệnh trầm cảm và trường hợp xấu nhất là tự tử.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi

Phần lớn vẫn chưa rõ về nguyên nhân thực sự gây nên bệnh ám ảnh sợ hãi tuy nhiên nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Trải nghiệm tiêu cực: Nhiều nỗi sợ là kết quả của một trải nghiệm tiêu cực hoặc cuộc hoảng loạn tinh thần liên quan đến một đối tượng hoặc tình huống cụ thể.
  • Di truyền và môi trường: Có thể có mối liên hệ giữa việc bố mẹ bị các ám ảnh và lo âu với việc con cái dễ bị chứng ám ảnh sợ hãi, do di truyền hay do bắt chước hành vi.
  • Chức năng não: Sự thay đổi chức năng não cũng có thể góp phần dẫn đến chứng ám ảnh sợ hãi.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Tuổi: Bệnh khởi phát lần đầu ở tuổi thơ ấu, thường là 10 tuổi, và có thể tái phát ở những năm sau đó của cuộc đời.
  • Người thân: Nếu có người thân bị bệnh hoặc mắc chứng rối loạn lo âu khác, bạn cũng tăng nguy cơ mắc bệnh. Đây có thể là một xu hướng di truyền, hoặc trẻ em có thể vô tình học được thông qua quan sát gọi là bắt chước hành vi.
  • Tính khí: Nguy cơ gia tăng trên những người quá nhạy cảm, bị ức chế tinh thần quá mức hoặc suy nghĩ quá tiêu cực.
  • Trải nghiệm tiêu cực: Trải qua một sự kiện gây chấn động tinh thần, như bị mắc kẹt trong thang máy hoặc bị tấn công bởi thú vật, có thể khởi phát chứng ám ảnh sợ hãi .
  • Nghe những thông tin hoặc trải nghiệm tiêu cực: chẳng hạn như tai nạn máy bay, cũng góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Biến chứng của bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi

Dù không quá nghiêm trọng, nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sống của người bệnh.

  • Cô lập xã hội. Tránh những thứ gây sợ hãi có thể gây khó khăn trong các mối quan hệ xã hội. Trẻ em bị chứng bệnh này có thể gặp khó khăn trong học tập, bị tách biệt khỏi bạn bè, dễ mắc chứng trầm cảm
  • Rối loạn cảm xúc: Những người mắc các chứng bệnh rối loạn lo âu nói chung thường dễ bị trầm cảm
  • Lạm dụng chất kích thích. Khi bệnh đã trở nặng, người bệnh thường tìm đến ma túy hoặc bia rượu để giải tỏa căng thẳng
  • Tự tử. Một số ít cá nhân có thể thực hiện hành vi tự sát.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi

Điều trị tốt nhất bằng các liệu pháp tâm lý. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị thêm các phương pháp hoặc thuốc khác. Việc tìm hiểu nguyên nhân thường không quan trọng mà chủ yếu tập trung điều chỉnh hành vi tránh né đã phát triển theo thời gian.

Mục tiêu là cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp quản lý và kiểm soát tốt hơn phản ứng, suy nghĩ và cảm xúc.

Tâm lý trị liệu

Nói chuyện với chuyên gia về sức khoẻ tâm thần để được tư vấn và hỗ trợ. Liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp nhận thức hành vi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

  • Liệu pháp tiếp xúc: tập trung vào việc thay đổi phản ứng với đối tượng hoặc sự việc gây sợ hãi. Việc tiếp xúc dần và từ từ tăng mức độ giúp người bệnh kiểm soát được nỗi sợ của mình. Ví dụ, khi sợ thang máy, liệu pháp sẽ là cho bệnh nhân tiến triển từ đơn giản là nghĩ đến việc đi vào thang máy, nhìn vào thang máy, đến đi và bước vào thang máy.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là sự kết hợp giữa liệu pháp tiếp xúc với các liệu pháp khác nhằm tìm cách đối phó với đối tượng hoặc tình huống gây sợ hãi. Bằng cách thay đổi quan điểm về sự vật gây sợ hãi từ đó học cách làm chủ bản thân.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Thuốc

Liệu pháp tâm lý giúp điều trị triệt để bệnh. Tuy nhiên, phối hợp thêm thuốc giúp làm giảm các triệu chứng hoảng sợ và kích động.

Thuốc có thể được sử dụng ngay từ ban đầu ( thuốc phòng ngừa) hoặc sử dụng ngắn hạn trong các tình huống cụ thể (thuốc cắt cơn), như bay trên máy bay, phát biểu trước đám đông

  • Thuốc ức chế thụ thể beta: Các thuốc này ngăn chặn các tác động kích thích của adrenaline, như tăng nhịp tim, huyết áp tăng, nói lắp và co giật
  • Thuốc an thần: Nhóm thuốc này giúp giảm cảm giác căng thẳng, lo lắng và thư giãn cho người bệnh, thận trọng khi sử dụng vì dễ gây nghiện và nên tránh nếu có tiền sử nghiện rượu hoặc ma túy.

Nếu bạn cảm thấy những nỗi sợ hãi đang dần kiểm soát và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị. Đặt khám các bác sĩ chuyên khoa theo số điện thoại: 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Linh Chi

    Tôi có một nỗi sợ ám ảnh đối với những con côn trùng, chúng khiến tôi sợ hãi vô cùng. Sau khi đọc xong bài viết này, tôi biết rằng đây cũng là một dạng bệnh, tôi sẽ thử liên hệ với bác sĩ Phú để điều trị

    24/10/2017
  • Hùng Tâm

    Những bài viết thực sự chất lượng và dễ hiểu

    16/10/2017
  • Nguyễn Hữu Kiên

    Tôi cũng có người thân bị mắc chứng ám ảnh sợ hãi này. Sau khi gặp bác sĩ Phú và trải qua một qua thời điều trị, bệnh tình đã đỡ hơn rất nhiều. Cảm ơn bác sĩ Phú.

    05/10/2017
  • Lê Thị Tâm

    Tôi nghĩ ai cũng có thể mắc bệnh này, bởi vì ai cũng có một nỗi sợ nào đó

    29/09/2017
  • Đức Long

    Gia đình tôi có người gặp phải nỗi ám ảnh với nhện đến nỗi chỉ cần thấy nhện là hoảng hốt, thậm chí có thể ngất xỉu. Có lẽ tôi cũng nên đưa người đó đến gặp bác sĩ để chữa trị.

    11/09/2017
Xem thêm đánh giá

Nguyễn thuỳ linh(10/06/2020)
Tui bị bệnh rối loạn lo sợ này đã 1 năm nay rồi. Lúc đầu là tự nhiên cảm thấy trong người choáng váng khó thở mệt rồi lạnh người nha đưa zo bệnh viện đợi Bác sĩ lại khám hơn nữa tiếng bác sĩ mới lại khám trong thời gian đó tui rất sơ. Rồi bác sĩ nói tui bị tuột canxi và rối loạn tiền đình xong nằm viện hai ngày tui về rồi ba bốn ngày sau tui bị lại nữa và nhập viện cũng nói như bệnh trên rồi nằm ba bốn ngày tui về nhà no nước biển mà trong người cứ hồi hộp lo sợ ra đường một chút là say sâm và hồi hộp thoảng 1tuan thì bớt rồi. Xong thoảng 1thang sau trong lúc đang chạy xe thì bị say sam trở lại làm cho tui không dám chay xe 1 mình luôn. Chỉ có khi chay xe có chồng ngồi sau tui mới dám chay ko có thì ko dám chay xe luôn. Và ko dám đi đâu hết nếu đi đâu là trong người tui cứ hồi hộp khó thở sợ sệt nên tui ko dám ra đường. Tui bị Zay 1 năm nay rồi xin bác sĩ cho tui bit tui phải làm sau đi khám ở đâu xin bác sĩ chỉ dẫn cho tui. Tui thành tâm cảm ơn rất nhiều
Ngọc (11/06/2020)
Việc điều trị những rối loạn tâm thần kinh cần tích cực, lâu dài. Bạn nên đi khám lại bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh và tiếp tục điều trị cho đến khi thấy đỡ hơn.
Nguyễn Thị Hoa (01/02/2020)
Con trai tôi 27 tuổi sợ bẩn. Đi nặng rửa hàng tiếng mà vẫn nói chưa sạch. Tôi phải hỗ trợ rất lâu vẫn kêu chưa sạch. Đi chữa BV TtBan ngày Mai hương và bệnh viện BM vẫn chưa khỏi. Vậy bệnh này có khỏi không.
Trúc (23/02/2020)
Tôi cũng có người thân bị bệnh này lâu năm rồi phải điều trị liên tục kéo dài và thuốc phải phù hợp. Bạn nên đưa con trai bạn đi khám lại xem sao.
Nguyễn phú hoàng(14/07/2019)
Cách đây tôi phát bệnh sợ hãi moi lần thấy cái gì đó rùng rợn là bị sợ hãi và ám ảnh cách đây 1 tháng mi đi chơi mình có đi ngang cái nhà hoàng mà ng ta đon có ma và bay giờ mình về đã 1 tháng rồi mình vẫn bị ám ảnh bởi hình ảnh tòa nhà đó v câu chuyện ma ở đó v vấn đề của mình có gọi là bệnh ám ảnh sợ hai hay rối loạn lo âu không ạ và nếu có thì mình nên đi đâu để trị ạ
Tiêu Khiết (17/05/2018)
Tôi có bé gái 7 tuổi, thỉnh thoảng bé có triệu chứng xuất hiện vào giờ gần đi ngủ là nghĩ tới hình ảnh thước phim hoặc câu chuyện nào đó làm bé sợ khiến bé khó ngủ và gây ho ói, ói thật sự. Tỗi dỗ dành giảng cho bé hiểu kg gì phải sợ, đôi khi cả la rầy bé chuyện sợ vu vơ. Tình trạng gần đây có vẻ tệ hơn vì 3 đêm liên tiếp bé đều bị như vậy. Tôi bối rối kg biết phải hướng bé như thế nào để bé ổn hơn.
Điều làm bé sợ có khi là hình ảnh cây nấm đầy màu sắc, chuyện ma, phim ảnh cứu nạn máy bay....
Cảm ơn ah.
Ngọc Ngân(29/04/2018)
Tôi có người thân bị sợ kim tiêm nhiễm HIV. Sợ như kiểu mất lí trí chỉ cần nhắc đến hay thấy vật gì tương tự kim tiêm là bất an suy nghĩ, lo âu, mất ngủ. Xin bác sĩ hãy cho tôi lời khuyên ạ

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Mối liên hệ giữa chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và giấc ngủ
Kinh nghiệm - chia sẻ
Giấc ngủ là điều quan trọng đối đối với cuộc sống của mỗi chúng ta, cho dù chúng ta có bị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay không. Nhưng đối với...