Bệnh cường giáp điều trị bao lâu và khi nào nên điều trị bệnh cường giáp?

Bệnh cường giáp điều trị bao lâu và khi nào nên điều trị bệnh cường giáp?

Bệnh cường giáp là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. để điều trị bệnh cường giáp cần phải duy trì tình trạng uống thuốc điều độ thì sau 18 đến 24 tháng có thể ngừng hoàn toàn. Nếu bạn đang được điều trị, hãy đi khám bác sĩ thường xuyên như đã thông báo để họ có thể theo dõi tình trạng của bạn. Với việc sử dụng thuốc đúng chỉ định cùng một lối sống lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể đưa chức năng tuyến giáp trở về bình thường.

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

1. Bệnh cường giáp là gì?
2. Điều trị bệnh cường giáp trong bao lâu?
3. Hướng điều trị bệnh cường giáp 
4. Khi nào nên điều trị bệnh cường giáp? 
5. Tại sao phải điều trị bệnh cường giáp?
6. Phòng khám điều trị bệnh cường giáp ở đâu? 
7. Bác sĩ điều trị bệnh cường giáp

1. Bệnh cường giáp là gì?

Cường giáp là một bệnh lý về tuyến giáp phổ biến. Đây là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết dẫn đến sản xuất quá nhiều hormone.

Tìm hiểu thêm về: bệnh cường giáp

2. Điều trị bệnh cường giáp trong bao lâu?

Nếu tình trạng bình giáp được duy trì liên tục trong suốt thời gian điều trị bằng thuốc kháng giáp thì sau 18 đến 24 tháng có thể ngừng hoàn toàn.
- Liệu trình dùng trị bệnh cường giáp:
+ Giai đoạn tấn công: Trung bình 6 - 8 tuần.
Methimazole: 20 - 30mg/ngày, chia 2 lần;
PTU: 400 - 450 mg/ngày chia 3 lần.
+ Giai đoạn điều trị duy trì: Trung bình 18 - 24 tháng.
Ở giai đoạn này, liều thuốc giảm dần mỗi 1 - 2 tháng dựa vào sự cải thiện của các triệu chứng;
Methimazole mỗi lần giảm 5 - 10mg; liều duy trì 5 - 10mg/ngày;
PTU mỗi lần giảm 50 - 100 mg; liều duy trì 50 - 100mg/ngày.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

3. Hướng điều trị bệnh cường giáp

Chẩn đoán
Khi bạn đến khám tại Hello Doctor, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh cường giáp dựa vào:

- Tiền căn và thăm khám: Trong quá trình khám, bác sĩ có thể cố gắng phát hiện dấu rung vẩy, tăng phản xạ gân xương, thay đổi ở mắt, da nóng và ẩm ướt. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra hình dạng, mật độ, kích thước tuyến giáp thông qua khả năng di động theo nhịp nuốt, đồng thời bắt mạch để xác định đó có phải là bướu mạch.

- Xét nghiệm máu: Chẩn đoán có thể được xác định thông qua xét nghiệm máu nhằm đo nồng độ thyroxine và TSH trong huyết tương. Sự tăng cao thyroxine và lượng TSH thấp cho thấy tuyến giáp đang hoạt động quá mức. Lượng TSH rất quan trọng vì nó là hormone báo hiệu tuyến giáp sản xuất quá nhiều thyroxine. Những xét nghiệm này đặc biệt cần thiết cho người lớn tuổi, những người có thể không có triệu chứng điển hình của cường giáp.

Nếu xét nghiệm máu cho kết quả cường giáp, bác sĩ có thể đề nghị thêm một trong các xét nghiệm sau để tầm soát nguyên nhân:

- Độ tập trung iod đồng vị phóng xa: Đối với xét nghiệm này, bạn uống một liều nhỏ đồng vị phóng xạ iod (radioiodine). Theo thời gian, iod phóng xạ được hấp thu vào tuyến giáp vì tuyến giáp sử dụng iod để sản xuất hoocmon. Bạn sẽ được kiểm tra sau hai, sáu hoặc 24 giờ - và đôi khi sau cả ba mốc thời gian - để xác định có bao nhiêu iod phóng xạ mà tuyến giáp đã hấp thu.

Độ tập trung iod phóng xạ cao cho thấy tuyến giáp đang sản xuất quá nhiều thyroxine. Nguyên nhân thường gặp là bệnh Graves hoặc các nhân giáp hóa độc. Nếu bạn bị cường giáp và độ tập trung iod phóng xạ thấp, cho thấy rằng thyroxine được lưu giữ trong tuyến đã bị rò rỉ vào tuần hoàn, đồng nghĩa bạn có khả năng bị viêm tuyến giáp.

- Chụp xạ hình tuyến giáp. Trong xét nghiệm này, bạn sẽ được tiêm chất cản quang vào tĩnh mạch ở khuỷu tay hoặc ở bàn tay. Sau đó, bạn nằm ngửa trên bàn với đầu được kéo về sau trong khi đó một máy ảnh đặc biệt dựng lại hình tuyến giáp trên màn hình máy tính.

Thời gian cần thiết cho thủ thuật có thể khác nhau, tùy thuộc vào thời gian cần thiết để chất phóng xạ tiếp cận tuyến giáp.

Đôi khi bạn có thể được chụp xạ hình tuyến giáp kết hợp với xét nghiệm đo độ tập trung iod phóng xạ. Trong trường hợp đó, iod phóng xạ được đưa vào cơ thể qua đường uống thay vì đường tĩnh mạch để dựng hình tuyến giáp.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Điều trị bệnh
Điều trị cường giáp thường khả quan, tuy nhiên vẫn có những trường hợp tái phát. Có 3 phương pháp điều trị bệnh cường giáp đó là: nội khoa, ngoại khoa và xạ trị .

Việc chọn phương pháp điều trị phù hợp còn tùy trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào: tuổi, tình trạng bệnh, điều kiện kinh tế ,…

Điều trị bệnh cường giáp với bác sĩ

Điều trị nội khoa

- Có thể được điều trị bằng thuốc kháng giáp.

- Thuốc ức chế giao cảm: Thời gian điều trị từ 18 – 24 tháng. Sau 2 tháng dùng thuốc kháng giá, các triệu chứng được cải thiện rõ, vì lúc này chức năng tuyến giáp đã trở về bình thường.

Phụ nữ tuổi sinh sản trong thời gian điều trị cường giáp, sau khi đã ổn định tình trạng cường giáp và dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa nội tiết vẫn có thể có thai và sinh con bình thường.

Khoảng 0,5% trường hợp có thể có tai biến giảm bạch cầu trong 3 tháng đầu điều trị với thuốc kháng giáp. Ít gặp tình trạng vàng da được cho là do tắc mật.

Kết quả điều trị: 60-70% khỏi bệnh (trước đây cho là chỉ 50%). Khoảng 30% tái phát sau khi ngưng điều trị nội khoa.

Điều trị ngoại khoa

Đó là phương pháp phẫu thuật cắt bỏ gần toàn bộ tuyến giáp. Triệu chứng sẽ được cải thiện rõ vài tuần đầu sau mổ. Khoảng 1% có thể bị tai biến suy giáp hoặc tổn thương dây thần kinh quặt ngược dẫn đến khàn tiếng hoặc giọng nói yếu, hoặc tổn thương tuyến cận giáp gây co giật do hạ canxi máu. Tỷ lệ tái phát khoảng 20%.

Xạ trị 

Nguời bệnh được điều trị với uống iod phóng xạ (Iod 131). Phương pháp này an toàn cho người bệnh trên 40 tuổi, thể trạng yếu không cho phép điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Không được dùng cho thai phụ, trẻ em vì nguy cơ đột biến gen.

Suy giáp có thể xảy ra sau nhiều năm điều trị với iod phóng xạ và cần phải điều trị thay thế với hormon tuyến giáp suốt đời.

Cường giáp là bệnh nội tiết thường gặp (chiếm 10% dân cư) đi kèm với nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cường giáp cũng không phải là căn bệnh nan y mà hoàn toàn có thể chữa lành được và đưa người bệnh trở lại với đời sống lao động,sinh hoạt bình thường. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh cường giáp cũng như tư vấn giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng bạn có thể liên hệ nhanh theo số 1900 1246.

4. Khi nào nên điều trị bệnh cường giáp? 


Nếu bạn thấy mình giảm cân không rõ nguyên nhân, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi bất thường, sưng ở cổ hoặc các triệu chứng khác liên quan đến chứng cường giáp đã trình bày ở trên, hãy đi khám bác sĩ. Điều quan trọng là phải mô tả đầy đủ những triệu chứng của mình, bởi vì nhiều dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường giáp có thể liên quan đến một số điều kiện khác. Nếu bạn đã điều trị bệnh cường giáp hoặc hiện đang được điều trị, hãy đi khám bác sĩ thường xuyên như đã thông báo để họ có thể theo dõi tình trạng của bạn.

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

5. Tại sao phải điều trị bệnh cường giáp?

Bệnh cường giáp nếu không điều trị sẽ xảy ra một số biến chứng như:
- Vấn đề tim mạch

Cũng như tất cả các hệ cơ quan khác, tim sẽ tăng hoạt động khi có quá nhiều hormone tuyến giáp được tiết ra. Kết quả là nhịp tim sẽ tăng nhanh khiến bạn có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực. Đây không phải là một điều vô hại. Khi bệnh tiến triển nặng lên, nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn có thể xảy ra bao gồm tăng huyết áp, loạn nhịp tim và suy tim sung huyết. Điều trị cường giáp thường sẽ giúp đẩy lùi các vấn đề này. 

- Loãng xương

Loãng xương là một biến chứng khác của bệnh cường giáp khi không được điều trị. Xương là những mô hoạt động, chúng trải qua hai quá trình song song với nhau, một bên là tạo xương mới một bên là hủy xương cũ.

Cường giáp sẽ thúc đẩy quá trình hủy xương nhiều hơn tạo xương và gây ảnh hưởng đến khả năng tích tụ canxi vào xương. Điều này làm xương của bạn yếu hơn, tăng nguy cơ gãy xương. Kiểm soát tốt các tình trạng tuyến giáp có thể ngăn chặn và thậm chí cải thiện tình trạng loãng xương. 

- Yếu cơ

Cũng như xương, các cơ của bạn sẽ yếu hơn khi có nhiều hormone tuyến giáp. Thông thường, nó ảnh hưởng đến các cơ vai, cánh tay, đùi và hông. Việc đưa mức độ hormone tuyến giáp về bình thường sẽ giúp bạn hồi phục sức mạnh và kiểm soát các cơ của bạn tốt hơn.

- Sụt cân

Người bị cường giáp thường cảm thấy họ ăn nhiều nhưng lại không lên cân, thậm chí có khi còn sụt cân. Sự chuyển hóa của cơ thể được thúc đẩy làm việc quá nhanh và nhiều hơn lượng calo mà cơ thể ăn vào. Điều này nghe không có vẻ gì là nguy hiểm, thậm chí còn có lợi đối với vài người. Nhưng sự tăng tiêu hao năng lượng từ từ sẽ làm cơ thể đuối sức. Kết quả là bạn sẽ thấy mệt mỏi và yếu ớt.

- Các vấn đề cảm xúc và tâm thần

Ở người bị bệnh cường giáp, hệ thần kinh luôn luôn ở trạng thái thức tỉnh. Điều này làm bạn cảm thấy lo sợ, khó chịu, run và lo lắng. Bệnh cũng góp phần gây ra các vấn đề về giấc ngủ và khiến bạn thấy không thoải mái. Các triệu chứng này có thể giống với các dạng bệnh lý tâm thần nhưng đừng quá lo lắng, chỉ cần điều trị tuyến giáp hiệu quả, bạn sẽ thấy bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo hơn.

- Đi đại tiện thường xuyên hơn

Cường giáp khiến các quá trình chuyển hóa nhanh hơn và quá trình tiêu hóa cũng không là ngoại lệ. Bệnh sẽ kích thích các cơ của đường tiêu hóa làm việc nhanh hơn dẫn đến việc bạn sẽ đi đại tiện nhiều lần hơn. Bạn có thể nghĩ việc này sẽ chỉ gây ra sự bất tiện thôi chứ không ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều. xNhưng không phải như vậy, việc đi tiêu nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng mất nước và các vấn đề hấp thu chất dinh dưỡng. Việc cân bằng nồng độ hóc-môn tuyến giáp có thể giúp kiểm soát được vấn đề tiêu hóa này. 

- Các vấn đề về mắt

Khi nghĩ về cường giáp mọi người thường sẽ nhắc đến tình trạng lồi mắt. Tuy nhiên, vẫn còn một số các triệu chứng về mắt khác như đỏ mắt và sưng, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ hoặc nhìn đôi. Nếu không điều trị gì, các vấn đề về mắt này có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến mù lòa. Một số vấn đề về mắt này có thể được hồi phục khi bệnh lý tuyến giáp được chữa trị. Tuy nhiên, việc điều trị cụ thể cho mắt đôi khi cũng rất cần thiết. 

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

- Các vấn đề về da

Mặc dù rất hiếm nhưng các vấn đề về da cũng có thể xuất hiện cùng với bệnh cường giáp. Da bạn có thể sẽ sưng lên, đỏ và có những thay đổi. Thường gặp nhất là vùng da ở cẳng chân và mặt trên của bàn chân. Các trường hợp nhẹ có thể được phục hồi khi điều trị bệnh cường giáp hiệu quả. 

- Vấn đề sinh sản

Bệnh cường giáp có ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề về sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Nó gây ra những kỳ kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh. Nó cũng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn. Hoặc khi bạn đang mang thai, nồng độ hóc-môn tuyến giáp cao cũng đưa tình trạng của mẹ và con vào tình thế nguy hiểm. Bệnh làm tăng khả năng sảy thai, sinh non và sinh con nhẹ ký. Người mẹ cũng có nguy cơ mắc tiền sản giật hơn. Vì vậy, điều quan trọng là kiểm soát được nồng độ hóc-môn giáp để giữ cho mẹ và bé được khỏe mạnh.

- Bão giáp

Bão giáp là tình trạng các triệu chứng cường giáp đột ngột nặng dần lên. Điều này thường gặp nhiều ở những người mắc cường giáp nhưng lại không điều trị gì. Các triệu chứng bao gồm sốt, đổ mồ hôi, mạch tăng, nôn ói, tiêu chảy, yếu ớt mệt mỏi và mê sảng. Co giật thỉnh thoảng cũng có thể xảy ra. Nếu điều này xảy ra, bạn hãy nhanh chóng liên hệ và tới ngay các trung tâm y tế để được chữa trị kịp thời.

Lời khuyên dành cho bạn:

Với việc sử dụng thuốc đúng chỉ định cùng một lối sống lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể đưa chức năng tuyến giáp trở về bình thường. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần phải được duy trì để đảm bảo tuyến giáp vẫn vận hàng bình thường.

>> Một số bài viết về bệnh cường giáp có thể bạn quan tâm: 

Bệnh cường giáp có nguy hiểm không? - Hỏi đáp chuyên gia

Nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp và những biến chứng của bệnh

Bệnh cường giáp có phải là ung thư không - hỏi đáp nhanh bác sĩ

Bị mắc bệnh cường giáp thì có sinh con được không?

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

6. Phòng khám điều trị bệnh cường giáp ở đâu? 

Để khám xét nghiệm bướu cổ cần nhiều kinh nghiệm của Bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Hiện Hello Doctors có 2 phòng khám thuộc 2 chi nhánh ở TP.HCM và Hà Nội
- Chi nhánh HCM: 152/6 Thành Thái, Phường 12, Quận 10
- Chi nhánh HN: Số 5, Ngõ 95, Ngách 4, Hoàng Cầu, Đống Đa
Liên hệ ngay tới bác sĩ để nhận được sự tư vấn từ phía bác sĩ 1900 1246.

7. Bác sĩ điều trị bệnh cường giáp

Để được tư vấn cũng như làm xét nghiệm và điều trị căn bệnh cường giáp cần có sự lành nghề của bác sĩ chuyên khoa nội tiết có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành. Liên hệ ngay theo số 1900 1246 để được đặt lịch khám nhé. 

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==


 



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Cường giáp

Bệnh cường giáp có nguy hiểm không? - Hỏi đáp chuyên gia
Chào bác sĩ, tôi mới đi khám về và được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh cường giáp. Tôi chưa biết rõ về căn bệnh này nhưng nghe...
Bệnh cường giáp có phải là ung thư không - hỏi đáp nhanh bác sĩ
Chào bác sĩ Hello Doctor, em gái tôi mới phát hiện bị mắc bệnh cường giáp. Tôi từng thấy một người cũng mắc bệnh này và về sau bị ung...
Những điều cần phải biết về bệnh cường giáp ở phụ nữ có thai
Hội chứng cường giáp tương đối phổ biến trong thai kỳ và vấn đề điều trị là vô cùng quan trọng. Hãy cùng bác sĩ Hello Doctor tìm hiểu...
7 tác hại của bệnh cường giáp mà bạn cần cảnh giác
Nếu bạn bị bệnh cường giáp thì các cơ quan bị ảnh hưởng rõ nét nhất bao gồm: tim mạch, hệ thần kinh, cơ, mắt và quá trình chuyển hóa....
Điều trị cường giáp như thế nào
Điều trị cường giáp có một số cách. Hướng điều trị tốt nhất phụ thuộc tuổi, điều kiện sức khoẻ, nguyên nhân và mức độ của các triệu chứng. Hiện...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung