Các cách điều trị thông thường đối với bệnh cường giáp

Các cách điều trị thông thường đối với bệnh cường giáp

Cường giáp là một tình trạng trong đó tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thyroxine. Hiện nay có một số cách điều trị cường giáp. Bác sĩ sử dụng thuốc kháng giáp và iod phóng xạ để làm chậm việc sản sinh hormone tuyến giáp. Thỉnh thoảng, điều trị cũng bao gồm việc phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

Cường giáp có thể được biểu hiện bằng các dấu hiệu của rối loạn chuyển hoá, chẳng hạn như: sụt cân nhanh dù vẫn ăn uống bình thường, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp tim, da thường xuyên nóng ẩm, vã mồ hôi và dễ nổi cáu.

Mặc dù cường giáp có thể nghiêm trọng nếu bạn bỏ qua nó, nhưng hầu hết mọi người có đáp ứng tốt khi cường giáp được điều trị hiệu quả.

>>>Để hiểu rõ hơn về bệnh cường giáp, bạn có thế tham khảo tại BỆNH CƯỜNG GIÁP.

1. Những dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh cường giáp

Các triệu chứng của cường giáp có thể tương tự triệu chứng của một vài bệnh khác, điều này gây khó khăn cho việc chẩn đoán bệnh. Các dấu hiệu, triệu chứng khác nhau, bao gồm:

  • Đột ngột sụt cân, mặc dù bạn ăn nhiều và thèm ăn hơn
  • Nhịp tim nhanh – thường trên 100 lần/phút – loạn nhịp hoặc đánh trống ngực
  • Thèm ăn nhiều hơn
  • Căng thẳng, lo lắng và dễ nổi cáu
  • Sự run, rùng mình 
  • Vã mồ hôi
  • Thay đổi kinh nguyệt
  • Tăng nhạy cảm với nhiệt độ
  • Đi tiêu nhiều hơn
  • Tuyến giáp phình ra, có thể thấy rõ ở cổ bệnh nhân 
  • Mệt, mỏi cơ
  • Khó ngủ
  • Da mỏng
  • Tóc dễ gãy

Nhiều người lớn tuổi có thể không có triệu chứng hoặc có kèm theo một triệu chứng khác như là tăng nhịp tim, không thích ứng với nhiệt độ và căng thẳng trong các hoạt động bình thường. Dùng thuốc chẹn beta để điều trị cao huyết áp có thể làm che mất đi triệu chứng của cường giáp.

>>>Để biết thêm về các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường giáp, bạn có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn sụt cân không rõ nguyên nhân, tim đập nhanh, vã mồ hôi bất thường, phù ở cổ hoặc có các triệu chứng khác liên quan đến cường giáp thì nên khám bác sĩ. Miêu tả triệu chứng rất quan trọng bởi các dấu hiệu triệu chứng cường giáp có liên quan đến đến vô số tình trạng khác.

Trong thời gian điều trị cường giáp, bạn nên đến phòng khám bác sĩ đều đặn để theo dõi sát tình trạng bệnh.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

2. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cường giáp

Chẩn đoán bệnh cường giáp

- Khám thực thể và hỏi tiền sử bệnh: trong lúc thăm khám bác sĩ cố tìm dấu hiệu run nhẹ ở ngón tay khi họ xoà tay, tăng cử động, mắt thay đổi và nóng, độ ẩm da. Bác sĩ sờ tuyến giáp vì khi bạn nuốt sẽ thấy rõ nếu tuyến giáp phình ra, và kiểm tra mạch nếu mạch nhanh.

-Xét nghiệm máu: đo mức thyroxine và TSH trong máu. Mức thyroxine cao và lượng TSH thấp hoặc không có TSH chỉ định cường giáp. 

Nếu xét nghiệm máu chỉ ra cường giáp, bác sĩ khuyến cáo làm thêm test để tìm nguyên nhân tại sao tuyến giáp tăng hoạt.

-Nghiệm pháp hấp thu iod phóng xạ: bạn uống một lượng nhỏ iod phóng xạ. Sau một thời gian, iod tập trung ở tuyến giáp bởi tuyến giáp sử dụng iod để sản xuất hormone. Bạn sẽ được kiểm tra lại sau 2, 6 hoặc 24 tiếng để xác định lượng iod tuyến giáp có thể hấp thụ.

-Xạ hình tuyến giáp: bạn sẽ được tiêm iod phóng xạ vào tĩnh mạch. Sau đó, bạn nằm trên bàn, ngửa cổ để máy tính chụp hình tuyến giáp của bạn.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Điều trị bệnh cường giáp

Điều trị cường giáp có một số cách. Hướng điều trị tốt nhất phụ thuộc tuổi, điều kiện sức khoẻ, nguyên nhân và mức độ của các triệu chứng:

-Iod phóng xạ: nhìn chung đây là biện pháp điều trị an toàn, iod phóng xạ qua đường miệng vào cơ thể và được hấp thụ qua tuyến giáp. 

-Thuốc kháng giáp: thuốc này làm giảm triệu chứng cường giáp bằng cách phòng ngừa tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Triệu chứng thường cải thiện từ 06 đến 12 tuần, nhưng cần điều trị bằng thuốc kháng giáp tiếp tục ít nhất 01 năm hoặc lâu hơn. Các thuốc này có thể hại gan. Một số người dị ứng với thuốc có thể có mẩn đỏ da, sốt hoặc đau khớp. Ngoài ra còn có khả năng dễ nhiễm trùng.

-Chẹn beta: thường dùng thuốc chẹn beta để điều trị cao huyết áp. Thuốc này không làm giảm mức thyroid, nhưng chúng có thể làm giảm nhịp tim nhanh và giúp phòng ngừa hồi hộp đánh trống ngực. Vì thế, bác sĩ kê toa các thuốc này để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn đến khi mức thyroid của bạn gần về mức bình thường. Tác dụng phụ có thể là mệt, đau đầu, đau thượng vị, táo bón, tiêu chảy hoặc chóng mặt.

-Phẫu thuật: nếu bạn mang thai hoặc nếu bạn không tương thích với thuốc kháng giáp và không muốn hoặc không thể điều trị iod phóng xạ. Phẫu thuật tuyến giáp sẽ là chỉ định điều trị thích hợp nhất với bạn.

Trong phẫu thuật tuyến giáp, bác sĩ cắt bỏ gần như cả tuyến giáp. Nguy cơ của phẫu thuật này bao gồm tổn hại dây thanh âm và các tuyến cận giáp (04 tuyến nhỏ ở sau tuyến giáp giúp kiểm soát mức calci trong máu. Thêm vào đó, bạn cần điều trị dài hạn với một số thuốc để cung cấp số lượng hormon thyroid bình thường cho cơ thể. Nếu tuyến giáp được cắt bỏ, bạn cần tiếp tục dùng thuốc để giữ mức calci trong máu bình thường.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Ảnh hưởng mắt trong bệnh Grave

Nếu bệnh Grave ảnh hưởng mắt, bạn có thể giải quyết triệu chứng nhẹ bằng cách tránh gió và ánh sáng mạnh và sử dụng nước mắt nhân tạo và dầu bôi trơn. Nếu triệu chứng nặng hơn, bác sĩ khuyến cáo điều trị với corticosteroid để giảm phù dưới nhãn cầu. Một số trường hợp, phẫu thuật cũng là một lựa chọn:

- Phẫu thuật làm giảm áp lực ổ mắt: phẫu thuật này thành công giúp cải thiện tầm nhìn và giúp mắt trở lại vị trí bình thường. 

-Phẫu thuật cơ mắt: phẫu thuật này khá phức tạp, mục đích là làm cho tầm nhìn của bạn trở về bình thường, loại bỏ tình trạng nhìn đôi của mắt.

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục

Ngay khi bạn bắt đầu điều trị, triệu chứng cường giáp giảm và bạn cảm thấy khá hơn. Vấn đề cần làm tiếp theo:

Tham vấn bác sĩ về chế độ ăn: nếu bạn sụt cân nhiều nên bổ sung calori và protein vào bữa ăn của bạn. Việc điều trị cường giáp cũng có thể làm bạn tăng cân quá mức. Việc biết cách dùng bao nhiêu chất dinh dưỡng có thể trong thức ăn của bạn mà không bổ sung đủ năng lượng là rất quan trọng. Ngoài ra, ăn đúng số lượng muối và calci rất quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày của bạn.

Dùng đủ lượng calci và vitamin D: bởi cường giáp làm cho xương mỏng, giòn nên rất quan trọng để nhận đủ calci mỗi ngày giúp ngừa giòn xương. 

Bệnh Graves

Nếu bạn có vấn đề về da hoặc mắt trong bệnh Grave, làm theo các đề nghị có thể giúp da, mắt dễ chịu hơn:

  • Dán miếng làm mát mắt: dưỡng ẩm có thể làm dịu triệu chứng
  • Mang kính chống nắng: mang kính giúp bảo vệ mắt từ ánh nắng mặt trời và gió.
  • Dùng thuốc nhỏ mắt: làm giảm khô và rát mắt
  • Nâng cao đầu giường: giữ đầu giường cao để giảm phù và giàm áp lực ổ mắt.
  • Thoa kem lên vùng da sưng: kem làm giảm triệu chứng da đỏ, sưng ở cẳng chân và bàn chân.

>>>Để biết cách nhận biết bệnh Graves, bạn có thể tham khảo tại bài viết Triệu chứng của bệnh Graves.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Nâng cao thể trạng

Thực hiện một số biện pháp giúp bạn đương đầu với tình trạng và hỗ trợ cơ thể trong giai đoạn lành bệnh.

- Tập thể dục thường xuyên: các bài tập thể dục giúp bạn cảm thấy tốt hơn và cải thiện hệ cơ và hệ thống tim mạch. Thể dục giúp giảm thèm ăn và tăng nhu cầu năng lượng của bạn.

- Thư giãn: các bộ môn có tác dụng thư giãn như Thiền, yoga.. sẽ giúp duy trì thể trạng, thư giãn và cân bằng trong cuộc sống giúp duy trì thể chất và tinh thần tốt.

Để điều trị bệnh cường giáp, bạn có thể liên hệ đặt khám với bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Cường giáp

Bệnh cường giáp điều trị bao lâu và khi nào nên điều trị bệnh cường giáp?
Bệnh cường giáp là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. để điều trị bệnh cường giáp cần phải duy trì tình trạng uống thuốc...
Bệnh cường giáp có nguy hiểm không? - Hỏi đáp chuyên gia
Chào bác sĩ, tôi mới đi khám về và được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh cường giáp. Tôi chưa biết rõ về căn bệnh này nhưng nghe...
Bệnh cường giáp có phải là ung thư không - hỏi đáp nhanh bác sĩ
Chào bác sĩ Hello Doctor, em gái tôi mới phát hiện bị mắc bệnh cường giáp. Tôi từng thấy một người cũng mắc bệnh này và về sau bị ung...
Những điều cần phải biết về bệnh cường giáp ở phụ nữ có thai
Hội chứng cường giáp tương đối phổ biến trong thai kỳ và vấn đề điều trị là vô cùng quan trọng. Hãy cùng bác sĩ Hello Doctor tìm hiểu...
7 tác hại của bệnh cường giáp mà bạn cần cảnh giác
Nếu bạn bị bệnh cường giáp thì các cơ quan bị ảnh hưởng rõ nét nhất bao gồm: tim mạch, hệ thần kinh, cơ, mắt và quá trình chuyển hóa....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Thị Dương

    Chị tôi bị bệnh cường giáp nên tôi đang phải tìm hiểu thông tin về bệnh này. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích về phương pháp điều trị bệnh

    09/02/2018
Nguyễn Thành Luân (09/02/2018)
Bố tôi cũng bị bệnh cường giáp. Nhưng do bố tôi không tương thích với thuốc kháng giáp cho nên phải làm phẫu thuật. Sau khi làm phẫu thuật và nghỉ ngơi một thời gian. Hiện nay bố tôi đã gần như hồi phục hoàn toàn.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung