Các cách điều trị và chữa bệnh đau thần kinh tọa hiện nay

Các cách điều trị và chữa bệnh đau thần kinh tọa hiện nay

Các cách điều trị và chữa bệnh đau thần kinh tọa gồm có điều trị nội khoa, điều trj ngoại khoa, vật lý trị liệu và các thủ thuật can thiệp xâm lấn tối thiểu.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Các phương pháp chẩn đoán đau thần kinh tọa

Để xác định chính xác tình trạng đau thần kinh tọa, có thể người bệnh cần thực hiện một số biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng sau:

- Các xét nghiệm về dấu hiệu viêm trong xét nghiệm máu là âm tính, các chỉ số sinh hóa thông thường không thay đổi. Tuy nhiên bác sĩ cần xét nghiệm bilan viêm, các xét nghiệm cơ bản nhằm loại trừ những bệnh lý như viêm nhiễm, ác tính và cần thiết khi chỉ định thuốc.

- Chụp X quang thường quy cột sống thắt lưng: Phương pháp này ít có giá trị chẩn đoán nguyên nhân gây đau thần kinh tọa. Đa số các trường hợp X quang thường quy bình thường hoặc có dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt đốt sống. Chỉ định chụp X quang thường quy giúp loại trừ một số nguyên nhân như viêm đĩa đệm đốt sống, tình trạng hủy đốt sống do ung thư,…

- Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống thắt lưng: Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và có giá trị quan trọng nhất để xác định chính xác tình trạng tổn thương cũng như vị trí khối thoát vị, mức độ thoát vị đĩa đệm, đồng thời có thể phát hiện một số nguyên nhân ít gặp khác (viêm đĩa đệm đốt sống, khối u, …).

- Chụp CT-scan: do hiệu quả chẩn đoán kém chính xác hơn nên chỉ được chỉ định khi không có điều kiện chụp cộng hưởng từ.

- Điện cơ: giúp phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh.

Điều trị bệnh đau thần kinh tọa

1. Nguyên tắc điều trị

- Điều trị theo nguyên nhân bệnh đau thần kinh tọa (thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng).

- Giảm đau và phục hồi vận động nhanh.

- Điều trị nội khoa với trường hợp nhẹ và vừa.

- Can thiệp ngoại khoa khi có những biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác.

- Đau thần kinh tọa do nguyên nhân ác tính: điều trị giải ép cột sống kết hợp điều trị chuyên khoa.

2. Điều trị cụ thể

Phương pháp nội khoa

-  Chế độ nghỉ ngơi

Người bệnh cần nằm giường cứng, tránh nằm võng, tránh các động tác mạnh đột ngột, mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu.

-  Điều trị thuốc

Người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng các loaị thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ,... Khi điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo liệu trình của bác sĩ đưa ra, không uống thuốc ngắt quãng, sử dụng sai liều,... gây ra những hậu quả không đáng có.

Vật lý trị liệu

-  Mát xa liệu pháp: Phương pháp này có ích đối với đau thần kinh tọa vì làm tăng tuần hoàn máu, giãn cơ và kích thích tiết các endorphin.

-  Thể dục trị liệu: Những bài tập kéo giãn cột sống, xà đơn treo người nhẹ có thể làm giảm đau và giúp giảm chèn ép khi thoát vị đĩa đệm. Bơi là bài tập thể dục tốt nhất đối với các bệnh nhân này. Bên cạnh đó, một số bài tập cơ lưng cũng giúp tăng cường sức mạnh cột sống, khối cơ, dây chằng và gân trên cơ sở không gây xoắn, vặn cột sống, không gấp cột sống quá mức.

-  Đeo đai lưng hỗ trợ nhằm tránh quá tải trên đĩa đệm cột sống.

Các thủ thuật can thiệp xâm lấn tối thiểu

-  Các thủ thuật điều trị can thiệp tối thiểu: là phương pháp sử dụng sóng cao tần (tạo hình nhân đĩa đệm). Mục đích là lấy bỏ hoặc làm tiêu tổ chức từ vùng trung tâm đĩa đệm nhằm làm giảm áp lực chèn ép của đĩa đệm bị thoát vị đối với rễ thần kinh 

-  Chỉ định: những thoát vị đĩa đệm dưới dây chằng, tức là chưa qua dây chằng dọc sau.

Điều trị ngoại khoa

-  Điều trị ngoại khoa được áp dụng khi chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại hoặc những trường hợp có chèn ép nặng (hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới…).

-  Tùy theo tình trạng thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống hoặc u chèn ép cũng như điều kiện kỹ thuật mà có thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau (nội soi, sóng cao tần, vi phẫu hoặc mổ hở, làm vững cột sống). Tuy nhiên 2 phương pháp phẫu thuật thường áp dụng nhất đó là:

  • Phẫu thuật lấy nhân đệm: Cắt bỏ một phần nhỏ đĩa đệm thoát vị gây chèn ép thần kinh. Chỉ định sau khi điều trị đau 03 tháng nhưng không kết quả. Nếu bệnh nhân đã có biến chứng hạn chế vận động và rối loạn cảm giác nặng, cần phải phẫu thuật sớm hơn. Có khoảng 90-95% bệnh nhân giảm đau sau thủ thuật này.
  • Phẫu thuật cắt bản sống (cắt cung sau đốt sống): Phương pháp này được chỉ định đối với đau thần kinh tọa do hẹp ống sống. Có khoảng 70-80% bệnh nhân giảm đau sau thủ thuật này, tuy nhiên phương pháp này làm cột sống mất vững và dễ tái phát.
  • Trường hợp trượt đốt sống gây chèn ép thần kinh nặng: cố định bằng phương pháp làm cứng đốt sống.

Ngoài ra, bạn cũng cần tham khảo các Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa để biết khi nào nên đi khám và chữa bệnh.

Để điều trị bệnh, bạn cần khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể liên hệ trực tiếp để gặp bác sĩ Cơ Xương Khớp với nhiều năm kinh nghiệm theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ tốt nhất.


Tag:Đau

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Đau thần kinh tọa

Chia sẻ: Bệnh đau dây thần kinh tọa có di truyền không?
Chào Bác sĩ, năm nay tôi 30 tuổi, từng mắc đau thần kinh tọa 1 năm trước. Hiện tại, tôi đang có kế hoạch có em bé. Gia đình tôi...
Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không
1. Đau thần kinh tọa là gì? 2. Biểu hiện của cơn đau thần kinh tọa 3. Nguyên nhân gây ra cơn đau thần kinh tọa 4. Khi nào đau thần kinh tọa trở...
Các bài tập chữa đau thần kinh tọa
Các chuyên gia thấy rằng cách tốt nhất để làm giảm đa số cơn đau thần kinh toạ là thực hiện “bất kì động tác giãn cơ nào xoay...
Đau thần kinh tọa có nên tập thể dục không
Hầu hết bệnh nhân bị đau thần kinh tọa cấp tính có tiên lượng thuận lợi nhưng khoảng 20% -30% vẫn còn tồn tại vấn đề sau một hoặc hai năm. Việc chẩn đoán...
Đau thần kinh tọa kiêng ăn gì
Đau thần kinh tọa là gì Đau thần kinh tọa (Sciatica pain) là các cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa khi bị tổn thương hoặc chèn ép:...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Oanh Orrgren (13/06/2018)
    Thư cảm ỏn các bác sỹ Vietnam!
    Xin cảm sự hồi âm của bác sỹ từ Vietnam thư trả lời ngày 21th February
    Cám ỏn sự quan tâm và đóng góp y kiến, tôi đã đi bs Thụy Điển, bác sỹ ỏ đây đã gũi đi chụp XQuang nhưng không tìm ra nguyên nhân, hiện nay tôi chỉ được dùng vài loại giảm đau, có một loại có tên là Diklofenakkalium 25mg/ ngay 3 v, dùng loại này mình thấy rất hiệu quả, trước đây mình cũng dùng chỉ có lúc cỏn Migraine hoành!
    Tôi muốn hỏi loại này có dùng được hàng ngày không? Có ảnh hưởng gì đến bụng khong?
    Gũi lời cám ỏn chương trình Hello Doctor From Sweden!
    Oanh Orrgren
    Oanh Orrgren (14/02/2018)
    Chao bác sỹ!
    Tôi 62 tuoi, sống tại Thuy Điển đã 30 nam, ấy tháng gần đây tôi rất đau phía chân phải, từ giữ mông chạy dọc về phía sau, đã châm cứu nhiều lần nhưng không có hiệu qủa.
    Mong yếu kiến của bs!
    Cam ỏn
    Hello Doctor (21/02/2018)
    Chào bác, để xác định phải điều trị bệnh đau thần kinh tọa thì bác sĩ cần phải thăm khám bệnh cho bác và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Nếu phương pháp châm cứu điều trị đã lâu nhưng không có hiệu quả, bác nên trao đổi với bác sĩ và thay đổi phương pháp điều trị.

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung