Điều trị hội chứng ống cổ tay như thế nào

Điều trị hội chứng ống cổ tay như thế nào

Điều trị hội chứng ống cổ tay được thực hiện khi các biểu hiện trở nên trầm trọng, có các cách can thiệp như điều trị nội khoa, phẫu thuật, vật lý trị liệu.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ gõ vào dây thần kinh giữa ở cườm tay hoặc giữ bàn tay ở thế gập trong 1 phút có thể gây ra hoặc làm tăng triệu chứng. Đôi khi chẩn đoán hội chứng ống cổ tay cần sự hỗ trợ bằng cách đo vận tốc luồng thần kinh, đo điện cơ đồ, khảo sát thần kinh giữa bằng siêu âm hoặc MRI (cộng hưởng từ).

Điệu cơ

Một phương pháp giúp chẩn đoán chính xác hội chứng ống cổ tay là phương pháp chẩn đoán điện, hay còn gọi là điện cơ. Đây là một phương pháp chẩn đoán chức năng thần kinh giúp đánh giá c mức độ suy giảm tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác của thần kinh giữa trong ống cổ tay. Qua đó, tùy vào mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp như vật lý trị liệu, dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật.

Hội chứng ống cổ tay rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường dễ nhầm sang những bệnh về cơ xương khớp hoặc những bệnh về thần kinh khác. Ban đầu, cảm giác tê chỉ tập trung ở đầu ngón tay, đặc biệt là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Sau đó người bệnh có cảm giác đau, tê như kiến bò hoặc như kim châm. Các triệu chứng này thường xuất hiện vào ban đêm hay khi có những động tác sử dụng bàn tay lặp đi lặp lại. Trong trường hợp bệnh diễn tiến nặng sẽ gây teo cơ gò ngón cái nhưng bệnh nhân lại không cảm thấy đau. Lúc này, người bệnh không thể cầm nắm được, chất lượng lao động và những sinh hoạt hằng ngày giảm đáng kể.

Điều trị hội chứng ống cổ tay

Phần lớn các trường hợp hội chứng ống cổ tay có thể tự khỏi khi người bệnh thay đổi môi trường làm việc, xây dựng lối sống khoa học và hợp lý hơn, ít khi cần đến sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh. Tuy nhiên những trường hợp nặng cần phải được điều trị nội khoa tích cực, nếu không cải thiện có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Điều trị nội khoa

Sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm uống, dùng thuốc corticoid tiêm vào trong ống cổ tay nhằm chống viêm. Với phương pháp này bệnh có thể khỏi từ vài tháng đến nhiều năm, tùy vào việc bệnh được phát hiện sớm hay không, càng sớm thì càng nhanh khỏi. Chú ý điều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân có thể gây ra hội chứng ống cổ tay chằng hạn: viêm đa dây thần kinh, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, chấn thương cổ tay.

Tham khảo đầy đủ các loại thuốc đầu tay điều trị tại Thuốc điều trị hội chứng ống cổ tay.

Điều trị phẫu thuật

Khi điều trị nội khoa không kết quả hoặc kết quả mang lại rất hạn chế người bệnh có thể cần phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh ra khỏi ống cổ tay. Với phương pháp này bác sĩ rạch một đường nhỏ ở cổ tay để giải phóng dây thần kinh ra khỏi ống cổ tay. Nếu bệnh nhân tuân thủ chế độ nghỉ ngơi sau mổ thì khả năng phục hồi khá cao, hơn 90% trường hợp phẫu thuật thành công và không tái phát.

Để hiểu rõ hơn về phương pháp phẫu thuật, bạn có thể xem tại Mổ hội chứng ống cổ tay.

Sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu

Dùng nẹp cố định cổ tay vào ban đêm giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng đau, tê ở đầu chi (khoảng 70% trường hợp). Bên cạnh đó còn có một số phương pháp điều trị bao gồm ý thức tránh các động tác sai, gập lòng cổ bàn tay lặp đi lặp lại, mang nẹp lòng cẳng bàn tay vào đêm để tránh cổ tay gập,...

Xem thêm Các biện pháp phòng chống hội chứng ống cổ tay.

Để điều trị bệnh, bạn cần khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay có chữa khỏi được không?
Chào bác sĩ, tôi là nữ, năm nay 45 tuổi, hiện đang là nhân viên văn phòng. Khoảng 2 tháng nay tôi bị tê và đau ở...
Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi mổ hội chứng ống cổ tay
Chào bác sĩ, tôi là nữ làm nghề thợ may, năm nay 48 tuổi. Cách đây 2 tuần tôi có bị tê và đau rát ở gan bàn...
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ổng cổ tay
Nguyên nhân gây ra hội chứng ổng cổ tay thường là do di truyền, nhiều trường hợp vận động cổ bàn tay lặp đi lặp lại quá nhiều, hoặc do tuổi tác ảnh...
Những điều cần biết trong phẫu thuật mổ hội chứng ống cổ tay
Chào bác sĩ, tôi là nam, năm nay 40 tuổi, hiện đang làm nghề lái xe, tôi được chẩn đoán mắc hội chứng ống cổ tay và được chỉ định mổ...
Những loại thuốc điều trị hội chứng ống cổ tay phổ biến
Chào bác sĩ, tôi là nữ, năm nay 44 tuổi, hiện đang là thợ may. Gần đây, tôi mới được chẩn đoán mắc hội chứng ống cổ tay và được cho...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung