2 phương pháp xét nghiệm giúp chẩn đoán các bệnh tim mạch

2 phương pháp xét nghiệm giúp chẩn đoán các bệnh tim mạch

Xét nghiệm máu sẽ cho biết một số thông tin gợi ý về tình trạng sức khỏe tim mạch của bạn. Và một số chất khác trong máu giúp cho bác sĩ chẩn đoán nếu bạn bị tổn thương về tim hoặc có nguy cơ phát triển các mảng bám trong động mạch.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Điều quan trọng cần nhớ rằng xét nghiệm máu đơn thuần không thể xác định được nguy cơ mắc bệnh tim của bạn. Dưới đây là một số xét nghiệm máu để chuẩn đoán và kiểm soát sức khỏe tim mạch.

1. Xét nghiệm Cholesterol

Xét nghiệm Cholesterol (còn gọi là bilan lipid) có mục đích là đo lượng mỡ trong máu. Các số liệu của kết quả định lượng sẽ gợi ý nguy cơ mắc bệnh tim hoặc các vấn đề về tim khác. Xét nghiệm bao gồm các phép đo.

Cholesterol toàn phần: đó là tổng lượng Cholesterol trong máu của bạn. Nếu tổng lượng này tăng cao có thể làm tăng nguy cơ về tim. Thông thường, tổng lượng cholesterol dưới 200 mg/dL hoặc 5,2 mmol/L.

LDL Cholesterol: đó thường gọi là lượng Cholesterol xấu. Lượng này quá nhiều trong máu của bạn là nguyên nhân gây ra sự tích tụ các lớp mỡ ở trong động mạch của bạn, làm giảm lưu lượng máu. Các lớp mảng bám này thường vỡ ra và dẫn đến vấn đề về tim và mạch máu nghiêm trọng.

LDL cholesterol thường thấp hơn 130 mg/dL (3,4 mmol/L). Lượng lí tưởng nhất là dưới 100 mg/dL (2,6 mmol/L), đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường hoặc có tiền sử về tim, đặt stent trong tim, phẫu thuật bắc cầu ở tim hoặc các tình trạng về tim và mạch máu.

HDL cholesterol: đó thường gọi là lượng cholesterol tốt vì nó giúp kiềm hãm LDL cholesterol, giữ cho động mạch mở và dòng máu lưu thông dễ dàng. Lượng HDL cholesterol thường hơn 40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và hơn 50 mg/dL (1,3 mmol/dL) ở nữ.

Triglycerides: Triglycerides là một dạng khác của mỡ trong máu. Liều lượng Triglyceride cao có nghĩa là bạn ăn nhiều thức ăn giàu calo hơn lượng calo cần đốt cháy của cơ thể. Lượng cao có thể tăng nguy cơ bệnh tim. Lượng triglyceride thường nên  giữ thấp hơn 150 mg/dL (1,7 mmol/L).

- Non-HDL cholesterol: Cholesterol không có lipoprotein mật độ cao là sự khác biệt giữa cholesterol toàn phần và cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL-C). Non-HDL-C bao gồm cholesterol trong lipoprotein có liên quan đến cứng các động mạch (xơ cứng động mạch). Điều này gồm LDL, lipoprotein (a), lipoprotein mật độ trung bình và lipoprotein mật độ rất thấp.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Xét nghiệm lượng Cholesterol trong máu

2. Protein phản ứng C siêu nhạy

Protein phản ứng C (CRP) là một protein do gan tạo ra nhằm để đáp ứng lại với tổn thương hoặc nhiễm trùng.
CRP là dấu hiệu gợi ý có tình trạng viêm ở nơi nào đó trong cơ thể. Tuy nhiên, các xét nghiệm protein phản ứng C siêu nhạy (hs-CRP) không thể xác định chính xác điểm nào đang bị viêm hay là nguyên nhân gây ra viêm. Khi  xơ vữa động mạch diễn ra , phản ứng viêm cũng là một trong những quá trình làm tăng sự lắng đọng mảng xơ vữa.

Chỉ đo CRP thì khi CRP cao không có nghĩa là có nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng nếu bệnh nhân không biểu hiện nhiễm trùng và kết hợp với các kết quả xét nghiệm máu khác thì bác sĩ hoàn toàn có thể đánh giá là có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim.

Bởi vì có sự khác biệt về mức độ CRP, cần phải làm xét nghiệm hai lần, cách nhau hai tuần. Mức hs-CRP trên 2,0 miligam mỗi lít cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim cao.

Xét nghiệm này hiện không được khuyến cáo cho những người không có triệu chứng hoặc nguy cơ bị bệnh tim.
Thuốc Statin có thể làm giảm mức độ CRP và giảm nguy cơ bệnh tim của bạn.

Ngoài những xét nghiệm trên, tùy vào các triệu chứng và tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ yêu cầu thêm các xét nghiệm khác nếu cần. Để chữa trị các bệnh về tim mạch, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Phan Thị Kim Ngân

Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân

Khoa: Tim mạch

Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Tim

8 sai lầm mà người có bệnh lý tim mạch thường mắc phải
Rất nhiều người đang mắc các bệnh lý về tim mạch có những suy nghĩ sai lệch về căn bệnh của mình, từ đó dẫn tới những điều không mong muốn. Hãy thử...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung